Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2019 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đề điều và quản lý bãi sông, bãi triều ven biển
Số hiệu: | 18/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình | Người ký: | Đặng Trọng Thăng |
Ngày ban hành: | 21/10/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/CT-UBND |
Thái Bình, ngày 21 tháng 10 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU VÀ QUẢN LÝ BÃI SÔNG, BÃI TRIỀU VEN BIỂN.
Hiện nay nhu cầu sử dụng đất đai, vật liệu xây dựng cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao nên: Tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều thường xuyên xảy ra, nhất là vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, tập kết vật liệu với quy mô lớn, xây dựng công trình, nhà xưởng, chuồng trại, trạm trộn trái phép trên bãi sông và lấn chiếm lòng sông gây cản trở thoát lũ; tình trạng sử dụng xe quá khổ, quá tải cho phép đi trên đê, số vụ vi phạm pháp luật về đê điều tuy giảm dần nhưng nhiều vụ có mức độ và quy mô vi phạm tăng, việc ngăn chặn, xử lý vi phạm còn hạn chế, số vụ vi phạm tồn đọng chưa xử lý hoặc xử lý chưa dứt điểm còn nhiều, gây bức xúc trong nhân dân.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Tăng cường quản lý đê điều, chỉ đạo cơ quan chức năng và cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ở địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh; xử lý nghiêm, kiên quyết, dứt điểm từng vụ vi phạm; gắn trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc để xảy ra các vụ vi phạm và kết quả xử lý vi phạm.
b) Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành do lãnh đạo huyện làm trưởng đoàn để kiểm tra, thanh tra, xử lý thường xuyên, đột xuất; xử lý dứt điểm các vụ vi phạm tồn đọng; xử lý triệt để tình trạng sử dụng xe vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê. Đối với các bến bãi không nằm trong quy hoạch, đặc biệt là các bến bãi có chiều rộng bãi sông nhỏ hơn 20m phải kiên quyết giải tỏa, đảm bảo an toàn đê điều và thoát lũ. Trường hợp xác định đủ điều kiện cấu thành hành vi phạm tội cần xử lý hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
c) Rà soát, kiểm tra việc cấp đất, cho thuê đất, sử dụng đất trong hành lang bảo vệ đê, bãi sông, bãi triều đối với các xã ven đê, ven biển, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
d) Quản lý chặt chẽ đất trong hành lang bảo vệ đê điều, bãi sông, bãi triều ven biển theo quy định. Tiếp tục dừng việc cho thuê đất bãi triều; tổ chức thu hồi đất bãi triều sử dụng, cho thuê không đúng quy định; thu hồi đất theo quy định đối với các trường hợp cho thuê đất không đúng thời hạn, không đúng quy hoạch, không đúng thẩm quyền.
e) Ban hành các quy chế, quy định, chế tài để quản lý khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng các hạng mục công trình nông thôn mới, đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư.
f) Việc xử lý, giải tỏa các bến bãi tại bãi sông có chiều rộng bãi nhỏ hơn 20m và không nằm trong quy hoạch phải hoàn thành trước ngày 31/12/2019; các vi phạm khác hoàn thành trước ngày 31/5/2020. Hàng tháng tổng hợp kết quả xử lý gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Chỉ đạo lực lượng chuyên trách quản lý đê điều thường xuyên kiểm tra, phát hiện, kiến nghị cấp có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định; tham gia trong đoàn kiểm tra liên ngành của huyện, thành phố; cung cấp các số liệu vi phạm tồn đọng để phục vụ cho công tác xử lý.
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hàng năm việc chấp hành pháp luật về đê điều, kiến nghị chính quyền các cấp xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Đôn đốc các huyện, thành phố triển khai, thực hiện Chỉ thị; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Công an tỉnh: Phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, đặc biệt tình trạng xe vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê và chất tải vật liệu trong hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ; vi phạm pháp luật bảo vệ công trình thủy lợi.
4. Sở Giao thông vận tải: Phối hợp với các huyện, thành phố xử lý việc lấn chiếm, vi phạm hành lang bảo vệ công trình cầu, đường thủy nội địa, xử lý phương tiện vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường kiểm tra việc cho thuê đất, sử dụng đất trong hành lang bảo vệ đê điều, bãi sông, bãi triều và xử lý kịp thời các vi phạm.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu triển khai quy hoạch tỉnh đúng tiến độ, trong đó có phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều.
Nhận Chỉ thị này, yêu cầu: Giám đốc Sở, Thủ trưởng ban, ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc và thường xuyên báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |