Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý, giám sát vốn vay lại của chính quyền địa phương
Số hiệu: | 18/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa | Người ký: | Lê Đức Vinh |
Ngày ban hành: | 07/11/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/CT-UBND |
Khánh Hòa, ngày 07 tháng 11 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT VỐN VAY LẠI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 ngân sách cấp tỉnh được bội chi và mức bội chi hàng năm được Quốc hội phê chuẩn, đồng thời đưa ra giới hạn về dư nợ tối đa của từng địa phương, theo đó tất cả các khoản vay từ các nguồn như: Vay kiên cố hóa kênh mương, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay tồn ngân của Kho bạc Nhà nước và vay lại vốn nước ngoài của Chính phủ đều phải tính trong hạn mức dư nợ tối đa theo quy định. Để chấp hành nghiêm Luật Ngân sách Nhà nước, thực hiện quản lý chặt chẽ kế hoạch vay, trả nợ của ngân sách địa phương và triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 21/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các chủ dự án, các BQL dự án triển khai một số nội dung như sau:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì lập danh mục các dự án thực hiện từ nguồn vốn vay, vay lại vốn vay của Chính phủ hàng năm và trung hạn 05 năm gửi Sở Tài chính tổng hợp xây dựng kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài của địa phương. Khi đề xuất, trình dự án phải tính toán, đảm bảo khả năng vay, trả nợ, phải khẳng định được khả năng bố trí vốn đối ứng trong khuôn khổ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí đủ nguồn vốn vay lại và phần vốn đối ứng của ngân sách địa phương theo tiến độ chương trình, dự án đã ký kết thỏa thuận vay đảm bảo triển khai các dự án vay lại đúng thời hạn.
- Khi lựa chọn nguồn vốn vay phải ưu tiên huy động nguồn vốn vay ODA có ưu đãi cao để đầu tư.
- Trường hợp sử dụng khoản vay về cho vay lại làm cho dư nợ thực tế vượt quá mức dư nợ tối đa cho phép hoặc vượt quá dự toán vay trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải bố trí giảm kế hoạch vay các các chương trình, dự án hoặc thực hiện trả nợ để đảm bảo giới hạn nợ theo quy định.
- Tham mưu bố trí nguồn vốn trả nợ ngân sách địa phương (bao gồm nợ gốc, lãi vay và phí vay) đối với các khoản vay, vay lại của Chính phủ từ nguồn vốn đầu tư phát triển cấp tỉnh.
2. Sở Tài chính
- Thực hiện quản lý, giám sát vay, trả nợ chính quyền địa phương, báo cáo thực hiện kế hoạch vay, trả nợ vay hàng năm, định kỳ theo quy định của Bộ Tài chính.
- Rà soát, tổng hợp, xây dựng mức bội chi hàng năm của địa phương và nguồn bù đắp bội chi ngân sách địa phương trình UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh.
- Tham gia thẩm định các dự án vay mới đảm bảo mức dư nợ vay của địa phương theo quy định của Luật NSNN.
- Thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt quyết toán vốn đầu tư khi các dự án thực hiện từ nguồn vốn vay lại kết thúc hoạt động.
- Thực hiện chế độ báo cáo tình hình giải ngân và trả nợ vốn vay lại của địa phương gửi Bộ Tài chính theo quy định.
3. Các Sở, Ban, ngành, các chủ dự án, các BQL dự án
- Khi lập kế hoạch vay vốn vay lại vốn nước ngoài của Chính phủ phải có ý kiến tham gia của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư để đảm bảo dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và không vượt mức dư nợ theo quy định.
- Sau khi được phê duyệt và ký kết thỏa thuận vay lại, các Sở, Ban, ngành, các chủ dự án, các BQL dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ vay về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để theo dõi và thực hiện trả nợ đúng thời gian quy định.
- Tổ chức quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích, thanh quyết toán theo quy định của nhà nước.
- Rà soát và xây dựng kế hoạch sát với nhu cầu giải ngân hàng năm, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh đối với việc giải ngân không hết nguồn vốn bố trí.
- Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn vay kịp thời theo quy định.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Chỉ thị 37/CT-TTg năm 2020 về thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa Ban hành: 29/09/2020 | Cập nhật: 30/09/2020
Chỉ thị 37/CT-TTg năm 2017 về tăng cường quản lý, giám sát vay về cho vay lại đối với chính quyền địa phương Ban hành: 21/09/2017 | Cập nhật: 21/09/2017
Chỉ thị 37/CT-TTg năm 2014 chấn chỉnh công tác quản lý đấu thầu, thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng trong dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ Ban hành: 30/12/2014 | Cập nhật: 31/12/2014