Chỉ thị 17/2012/CT-UBND về quán triệt và thực hiện Thông tri 07-TT/TU do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 17/2012/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Lê Minh Trí |
Ngày ban hành: | 30/05/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 15/06/2012 | Số công báo: | Số 26 |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2012/CT-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ QUÁN TRIỆT VÀ THỰC HIỆN THÔNG TRI SỐ 07-TT/TU NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2011 CỦA THÀNH ỦY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngày 09 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Sau 6 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW, trong đó nêu rõ những kết quả đạt được, các mặt còn hạn chế, nguyên nhân và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, để quán triệt và thực hiện Kết luận số 04-KL/TW, Thành ủy đã ban hành Thông tri số 07-TT/TU ngày 15 tháng 8 năm 2011, chỉ ra những kết quả đạt được và một số hạn chế của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như: một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chưa coi công tác này là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; chất lượng, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều; chậm đổi mới, cải tiến về phương pháp; thời lượng, chất lượng, tính thuyết phục của nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng còn thấp; việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân có nơi, có lúc chưa được thường xuyên, còn mang tính hình thức; chưa kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với việc tổ chức kiểm tra, giám sát việc thi hành và xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật.
Nhằm tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 32-CT/TW, Kết luận 04-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thông tri số 07-TT/TU của Thành ủy, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình hiện nay;
Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ thị:
1. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố
1.1. Thực hiện tốt công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm, trong đó, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, có sự gắn kết với các kế hoạch, đề án đang được triển khai ở Trung ương, thành phố và tiếp tục triển khai việc “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
1.2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Phối hợp với các cấp, ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch của Trung ương và thành phố. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kiểm điểm, phê bình, xử lý nghiêm khắc đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.3. Quản lý và phát huy hiệu quả trong hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên pháp luật Thành phố; hướng dẫn xây dựng lực lượng báo cáo viên pháp luật quận, huyện, sở, ban, ngành, đoàn thể và tuyên truyền viên ở cơ sở. Thường xuyên quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng và có các hình thức khen thưởng để động viên, khuyến khích những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Sở Tư pháp
2.1. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Thành phố; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.
2.2. Rà soát để tham mưu, kiến nghị, đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó, chú trọng các chế độ, chính sách đối với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở.
2.3. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện các biện pháp đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng.
2.4. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này; định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
3.1. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác giảng dạy, phổ biến kiến thức pháp luật; chú trọng giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh phổ thông, sinh viên; phát huy vai trò của nhà trường trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
3.2. Đổi mới các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh, sinh viên; xây dựng, hoàn thiện giáo trình, tài liệu giảng dạy các môn về giáo dục công dân, pháp luật phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh, sinh viên.
3.3. Rà soát, bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt chế độ hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy các môn pháp luật, môn giáo dục công dân.
3.4. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
4.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về: việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; chính sách pháp luật đối với người có công; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phòng, chống mại dâm, ma túy và các tệ nạn xã hội khác; vấn đề bình đẳng giới và các nội dung khác thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
4.2. Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng đặc thù như: người lao động, người sử dụng lao động, trẻ em, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội...; nội dung, hình thức tuyên truyền phải phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
5.1. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật;
lựa chọn nội dung, hình thức hợp lý và tăng thời lượng triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương, Thành phố.
5.2. Chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài trên địa bàn thành phố thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tuân thủ nghiệp vụ báo chí, bảo đảm tuyên truyền đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
6. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố mức hỗ trợ từ ngân sách để đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chính sách chăm lo đời sống báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên ở cơ sở.
7. Các sở, ban, ngành khác và Ủy ban nhân dân quận, huyện
7.1. Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Kết luận số 04-KL/TW của Ban Bí thư về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Thông tri số 07-TT/TU ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Thành ủy về quán triệt và tổ chức thực hiện Kết luận số 04-KL/TW.
7.2. Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm tại cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào các nội dung của Thông tri số 07-TT/TU ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Ban Thường vụ Thành ủy, các đề án, chương trình, kế hoạch của Trung ương và thành phố. Kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời đảm bảo phù hợp mục tiêu nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
7.3. Bảo đảm kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của sở, ngành, quận, huyện, xã, phường, thị trấn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
7.4. Thực hiện các biện pháp đổi mới, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Chú trọng địa bàn đô thị hóa, ngoại thành, các đối tượng dễ vi phạm pháp luật.
7.5. Duy trì và thực hiện nghiêm túc “Ngày Pháp luật”. Phổ biến sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các lĩnh vực có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ và đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tại địa phương.
7.6. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại Quy chế báo cáo viên pháp luật và Quy chế Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cụ thể:
Báo cáo viên pháp luật thành phố có trách nhiệm báo cáo với cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Sở Tư pháp về tình hình hoạt động phổ biến pháp luật của mình định kỳ 6 tháng/lần.
Thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện và sở, ban, ngành, đoàn thể có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị mình cho Sở Tư pháp. Báo cáo quý trước ngày 20 tháng cuối quý, báo cáo 6 tháng trước ngày 20 tháng 6, báo cáo năm trước ngày 20 tháng 12.
Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố. Báo cáo quý trước ngày 30 tháng cuối quý, báo cáo 6 tháng trước ngày 30 tháng 6, báo cáo năm trước ngày 30 tháng 12.
8. Các cơ quan thông tin đại chúng
Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật; lựa chọn nội dung, hình thức hợp lý và tăng thời lượng triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương và Thành phố.
9. Hiệu lực thi hành
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời thông báo về Sở Tư pháp để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |