Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2014 về tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập
Số hiệu: | 16/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh | Người ký: | Nguyễn Thiện |
Ngày ban hành: | 10/06/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/CT-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 06 năm 2014 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC NGOÀI CÔNG LẬP
Những năm qua công tác y tế nói chung và hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển đáng kể cả về số lượng, chất lượng; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, chia sẻ trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh và đồng thời giảm quá tải cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập; góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh nhà.
Tuy nhiên, hoạt động hành nghề của các cơ sở y, dược ngoài công lập đang còn một số tồn tại như: hành nghề không có giấy phép, thuê, mượn chứng chỉ hành nghề (CCHN), không niêm yết hoặc niêm yết giá dịch vụ, giá thuốc, biển hiệu ghi nội dung các dịch vụ y tế không đúng quy định; hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép, lạm dụng kỹ thuật, lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng các loại thuốc vượt quá yêu cầu chữa trị bệnh; quảng cáo không đúng với khả năng chuyên môn hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung,…đã gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng và kinh tế của người dân.
Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hành nghề y, dược ngoài công lập nhằm phát huy những mặt tích cực, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tồn tại nêu trên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành có liên quan thực hiện tốt các nội dung sau:
- Rà soát quy trình cấp Chứng chỉ hành nghề (CCHN) cho người hành nghề, Giấy phép hoạt động (GPHĐ) cho các cơ sở hành nghề, kịp thời điều chỉnh những bất cập trong quy trình nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc cấp, cấp lại, đổi, thu hồi và quản lý CCHN, GPHĐ trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật. Quản lý trực tiếp các cơ sở hành nghề do Bộ Y tế cấp phép; các Phòng khám đa khoa; các trung tâm, cơ sở vận chuyển cấp cứu 115; các cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là UBND huyện) tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục các văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề y, dược. Công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử của các ngành cơ sở được cấp phép, phạm vi hoạt động chuyên môn, danh sách nhân sự…
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ tham gia hành nghề chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về hành nghề y, dược.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, đơn vị liên quan và UBND huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm hoạt động của các cơ sở hành nghề, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, vi phạm y đức; đặc biệt chú ý các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có yếu tố người nước ngoài; các cơ sở y, dược ngoài công lập hoạt động không có giấy phép. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành cấp tỉnh về hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết đáng giá, đề xuất khen thưởng các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hành nghề y, dược ngoài công lập và các tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực này
- Quản lý chặt chẽ việc xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Hà Tĩnh để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tình trạng người nước ngoài hành nghề y, dược trái pháp luật.
- Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban ngành, UBND huyện thanh tra, kiểm tra các cơ sở hành nghề, chú trọng Luật bảo vệ môi trường. Kịp thời điều tra, xử lý những hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật
- Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành có liên quan, UBND huyện, quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với UBND huyện, cơ quan y tế, các đơn vị có liên quan thực hiện tốt việc đấu tranh chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục các quy định của pháp luật về hành nghề y, dược, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật của người hành nghề cũng như nhận thức của cộng đồng trong việc thực thi pháp luật và lựa chọn, sử dụng các dịch vụ về y tế.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông khi tuyên truyền, quảng cáo thông tin về dịch vụ y tế phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật; không đăng tin, quảng cáo vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không đúng với nội dung chuyên môn đăng ký của các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập.
Phối hợp Sở Y tế soát xét chức năng, nhiệm vụ cơ quan Sở Y tế, UBND huyện và xác định biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hành nghề y, dược ngoài công lập khi xây dựng đề án vị trí làm việc theo quy định.
- Theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế, UBND huyện tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập.
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh những giải pháp quản lý có hiệu quả hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập, đồng thời tạo điều kiện để hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập phát triển đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe của nhân dân.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Chủ động, phối hợp với các Sở Y tế tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức, các văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề y, dược cho các đối tượng hành nghề trên địa bàn.
- Quản lý trực tiếp hành nghề các phòng khám chuyên khoa, phòng Chuẩn trị y học cổ truyền; cơ sở xoa bóp, bấm huyệt; cơ sở kinh doanh kính thuốc; cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn…
- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra theo kế hoạch, theo chỉ đạo của cấp trên hoặc đột xuất đối với các cơ sở hành nghề. Kịp thời và kiên quyết xử lý các cơ sở, cá nhân có vi phạm pháp luật về hành nghề theo đúng quy định của pháp luật. Cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra các tỉnh về hành nghề y, dược ngoài công lập khi hoạt động trên địa bàn.
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở hành nghề trên địa bàn; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có tái phạm.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể
- Tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về hành nghề y, dược đến tận đoàn viên, hội viên các tầng lớp nhân dân.
- Vận động các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân giám sát, phát hiện các cơ sở hành nghề y, dược có biểu hiện vi phạm, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng kịp thời kiểm tra, xử lý.
- Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng ban ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND tỉnh theo quy định./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |