Chỉ thị 16/2004/CT-UB triển khai Luật Đất đai năm 2003 trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 16/2004/CT-UB | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Hoàng Văn Nghiên |
Ngày ban hành: | 05/05/2004 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Đất đai, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2004/CT-UB |
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2004 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2003 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Trong các năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố đã đạt được những kết quả nhất định. Đất đai dần được sử dụng đúng pháp luật, có hiệu quả, trở thành nội lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và đô thị Thủ đô. Tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Đất đai 2003 có hiệu lực từ ngày 01/7/2004. Để triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004. Việc triển khai Luật Đất đai là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất đai của Thành phố trong năm 2004 và có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất đai của Thành phố, nhanh chóng đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Để làm tốt công tác này, Uỷ ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Ngành, các Cấp tập trung triển khai ngay một số nội dung sau:
1. Khẩn trương xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thi hành Luật Đất đai.
a. Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành trên cơ sở Luật Đất đai, Nghị định của Chính phủ, điều kiện thực tế ở Thủ đô đề xuất cơ chế, chính sách khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất; điều kiện để được giao đất, cho thuê đất; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức khi được giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất và được thuê đất; chuyển nhượng, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Xây dựng các quy chế quản lý, xác định giá trị đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức, làm cơ sở để xác định trách nhiệm và xử lý khi để xảy ra tình trạng lấn chiếm, thất thoát đất đai. Xây dựng chính sách, chế độ quản lý, sử dụng các loại đất, trong đó chú ý đến việc sử dụng đất ở đô thị, khu công nghiệp. Thực hiện phát triển quỹ đất theo hướng Nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, giao, cho thuê để các chủ đầu tư thực hiện dự án theo quy hoạch và cơ chế, chính sách của Thành phố. Xây dựng đề án phát triển và quản lý thị trường bất động sản có sự điều tiết của Nhà nước trong việc bình ổn giá. Giao Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất chủ động lấy ý kiến rộng rãi của các cấp, các ngành thành phố, các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn Thành phố tham gia đóng góp cho chính sách pháp luật đất đai.
b. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Ngành nghiên cứu chính sách tài chính về đất đai: chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, tiền thu từ xử phạt vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; định giá trị đất khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; định giá trị đất trong quản lý nhà, đất là công sản. Chủ động nghiên cứu, xây dựng khung giá các loại đất trên địa bàn Thành phố trên nguyên tắc: phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế trong điều kiện bình thường để kịp thời áp dụng ngay sau khi Chính phủ ban hành khung giá các loại đất. Chủ trì nghiên cứu, chuẩn bị cơ chế, chính sách về bồi thường thiệt hại, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để triển khai thực hiện ngay khi Chính phủ ban hành Nghị định về bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng.
2- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai cần đi trước một bước.
Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Ban tuyên giáo Thành uỷ, và các cơ quan thông tin đại chúng triển khai ngay công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến sâu rộng Luật Đất đai với nội dung thiết thực và phù hợp với từng đối tượng; nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành của các tổ chức và công dân trong quản lý và sử dụng đất đai; Tổ chức tập huấn Luật Đất đai năm 2003 cho cán bộ làm công tác quản lý đất đai của Thành phố và của các quận, huyện; Lãnh đạo và cán bộ địa chính các phường xã thị trấn.
3- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý tài nguyên nhà đất theo Luật Đất đai 2003, coi đây là một bước cải cách hành chính trong quản lý Nhà nước về đất đai của Thành phố.
Giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất lập phương án kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý Tài nguyên Môi trường Nhà đất tại các quận, huyện, phường, xã, thị trấn; về mô hình, chức năng, nhiệm vụ và các tổ chức được thành lập theo quy định tại Luật Đất đai 2003.
4. Tổ chức thực hiện Luật đất đai, tạo ra những chuyển biến tích cực về quản lý, sử dụng đất:
a. Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố đến năm 2010 và Kế hoạch sử dụng đất thành phố đến năm 2005 cũng như Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; kịp thời phát hiện trường hợp bất hợp lý, không phù hợp với thực tế để đề xuất điều chỉnh.
- Triển khai việc lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp quận, huyện đến năm 2010, trước mắt tập trung triển khai tại địa bàn các huyện ngoại thành; đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và công bố công khai khi được phê duyệt.
b. Về công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất:
Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất tiếp tục đổi mới quy trình thủ tục giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất; đảm bảo cải cách thủ tục hành chính hơn nữa, hạn chế để xảy ra trường hợp được giao đất nhưng sử dụng lãng phí; tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất và lựa chọn chủ đầu tư theo quy hoạch được duyệt.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra đối với diện tích đất đã giao, cho thuê nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đảm bảo tiến độ dự án, sử dụng không đúng mục đích; Tiến hành kiểm tra, thống kê các diện tích nhà, đất đã giao cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang nhưng sử dụng sai mục đích, xử lý vi phạm theo Chỉ thị 15/2001/CT-UB ; đối với đất nông trường, lâm trường thực hiện theo Quyết định số 264/2003/QĐ-TTg ngày 16/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ.
c. Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tiếp tục cải cách thủ tục, tăng cường phân cấp cho các quận, huyện và cơ quan quản lý đất đai: Giao Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất chỉ đạo, đôn đốc UBND các quận, huyện kiểm tra, kịp thời đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phấn đấu hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên toàn địa bàn Thành phố vào năm 2005. Từ nay đến khi Luật Đất đai có hiệu lực, cần xác định điều kiện, bước đi phù hợp để giao Uỷ ban nhân dân các quận, huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho các trường hợp còn lại hiện đang thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố.
- Khẩn trương hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ địa chính, tin học hoá hệ thống quản lý đất đai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai, tạo thuận lợi cho phát triển thị trường bất động sản.
d. Công tác quản lý giá đất, khắc phục bao cấp về giá đất:
Sở Tài chính chủ trì nghiên cứu, thực hiện công tác quản lý giá đất theo quy định của Luật đất đai; phối hợp với các ngành Thành phố xây dựng khung giá đất theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, kịp thời ban hành và công bố vào ngày 01/01/2005. Trước mắt trong 6 tháng đầu năm 2004, tiến hành nghiên cứu trình Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định điều chỉnh giá đất đối với những khu vực có giá đất quá bất hợp lý.
đ. Thường trực Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng Thành phố phối hợp với các Ngành thành phố kiểm tra xem xét cụ thể việc tổ chức công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong thời gian qua; khắc phục những tồn tại vướng mắc trong công tác giải pphóng mặt bằng; trước mắt tập trung cho những công trình trọng điểm; tiếp tục đề xuất giải pháp cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân công, phân cấp giữa các ngành, các cấp để thực hiện hiệu quả công tác này.
5. Làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai.
a. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai trên địa bàn Thành phố; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15, 16, 17 của UBND Thành phố; kiểm tra, thanh tra theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quyết định 273/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 47/KH-TU của Thành uỷ về kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai.
b. Giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tranh chấp đất đai còn tồn đọng, kéo dài, nhất là những vụ việc liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; ngăn ngừa các hành vi vi phạm về quản lý và sử dụng đất.
Luật Đất đai năm 2003 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2004, có nhiều nội dung mới, có ảnh hưởng sâu, rộng trong đồi sống kinh tế, xã hội, sẽ xuất hiện nhiều vấn đề mới trong quản lý Nhà nước về đất đai. Vì vậy, Uỷ ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn, các đoàn thể quần chúng nhân dân tích cực đóng góp vào quá trình xây dựng nội dung, giải pháp và tổ chức thực hiện tốt các yêu cầu và nhiệm vụ nêu trên. Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân Thành phố./.
|
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
Quyết định 273/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin đối ngoại khu vực cửa khẩu quốc tế phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 06/03/2018 | Cập nhật: 09/03/2018
Quyết định 273/QĐ-TTg năm 2013 hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt cho địa phương Ban hành: 02/02/2013 | Cập nhật: 05/02/2013
Quyết định 273/QĐ-TTg năm 2011 bổ nhiệm Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam Ban hành: 24/02/2011 | Cập nhật: 26/02/2011
Quyết định 273/QĐ-TTg năm 2008 tặng Kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày cho 13 cá nhân thuộc tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 07/03/2008 | Cập nhật: 11/03/2008
Quyết định 273/QĐ-TTg năm 2005 thành lập Ban Tổ chức Nhà nước mít tinh kỷ niệm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2005) tại Hà Nội Ban hành: 11/04/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Chỉ thị 05/2004/CT-TTg thi hành Luật Đất đai năm 2003 Ban hành: 09/02/2004 | Cập nhật: 09/12/2009
Quyết định 264/2003/QĐ-TTg về một số giải pháp quản lý, sử dụng đất trong các nông, lâm trường quốc doanh Ban hành: 16/12/2003 | Cập nhật: 25/12/2009
Quyết định 264/2003/QĐ-TTg phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2003 - 2005 Ban hành: 10/03/2003 | Cập nhật: 12/05/2007
Chỉ thị 15/2001/CT-UB về tổ chức đợt rà soát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 24/09/2001 | Cập nhật: 25/07/2012
Chỉ thị 15/2001/CT-UB về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về kinh tế-xã hội đối với vùng miền núi, vùng đồng bào đặc biệt khó khăn trong tỉnh Ban hành: 05/07/2001 | Cập nhật: 21/07/2014
Chỉ thị 15/2001/CT-UB về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, kiên quyết xử lý, thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm Luật đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 24/04/2001 | Cập nhật: 17/11/2010