Chỉ thị 12/CT-BCT năm 2017 triển khai thực hiện Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Số hiệu: 12/CT-BCT Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 25/09/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/CT-BCT

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2017/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 5 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP

Ngày 25 tháng 5 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; đây là văn bản pháp lý quan trọng đối với việc quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng, sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp. Nghị định đã có những quy định, chính sách mới về quản lý, phát triển cụm công nghiệp như: ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với cụm công nghiệp; xác định đơn vị được giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn; nguyên tắc giải quyết các thủ tục triển khai đầu tư hạ tầng, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; nguyên tắc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan đầu mối quản lý cụm công nghiệp ở địa phương...

Để các địa phương triển khai, chấp hành đầy đủ, nghiêm túc Nghị định số 68/2017/NĐ-CP , tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp thời gian tới; thực hiện chủ trương của Chính phủ lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị định số 68/2017/NĐ-CP đến các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức, cá nhân liên quan nhằm tạo sự thống nhất nhận thức, đồng thuận, hiệu quả trong công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc, triệt để các nhiệm vụ quản lý cụm công nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Điều 43 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP; chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị trên địa bàn trong chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện đầy đủ các quyền hạn, trách nhiệm quản lý cụm công nghiệp tại các Điều 43 và 44 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Thông tư số 15/2017/TT-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP;

- Sớm ban hành, thực hiện quy chế, quy định phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị liên quan về quản lý, giải quyết các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông để tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, kinh phí;

- Chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy định, quy hoạch, chương trình, chính sách quản lý, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp của địa phương phù hợp với Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo rà soát, bố trí đủ biên chế, kinh phí, phương tiện làm việc để tạo điều kiện cho Sở Công Thương triển khai, thực hiện đầy đủ các quyền hạn, trách nhiệm quản lý cụm công nghiệp.

2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ đầu mối quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và quy định, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tnh;

- Chủ trì xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và thực hiện quy chế, quy định phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị liên quan về quản lý, giải quyết các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo cơ chế một ca, một ca liên thông;

- Đầu mối hướng dẫn, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp trên địa bàn; xử lý hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý các vi phạm, vấn đề phát sinh về cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường;

- Thường xuyên theo dõi, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương việc triển khai Nghị định số 68/2017/NĐ-CP trên địa bàn; tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về cụm công nghiệp theo quy định.

3. Cục Công Thương địa phương:

- Đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về cụm công nghiệp trên phạm vi cả nước quy định tại Điều 35 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, ph biến, hướng dẫn cho các Sở Công Thương, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan về Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn Nghị định được ban hành;

- Xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước; thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ở các địa phương; chủ động phát hiện, đề xuất xử lý các vướng mắc phát sinh, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xử lý theo quy định.

4. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương:

Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp, Thanh tra Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Cục Công Thương địa phương trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Nghị định số 68/2017/NĐ-CP .

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Công Thương, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này; kịp thời phản ánh khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện về Bộ Công Thương (qua Cục Công Thương địa phương) để tổng hợp./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Ủy ban nhân dân, Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu VT, CTĐP (2).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

 

Điều 43. Quyền hạn, trách nhiệm của Sở Công Thương

Sở Công Thương là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn, có quyền hạn, trách nhiệm:

1. Xây dựng, trình và tổ chức thực hiện quy hoạch, quy định, quy chế, các chính sách, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự toán kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (gồm: Thu hồi đất, cho thuê đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy) theo quy định, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Chủ trì thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện quy hoạch, chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp; xử lý hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý vi phạm, vấn đề phát sinh về cụm công nghiệp.

4. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình cụm công nghiệp; đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhu cầu sử dụng đất của cụm công nghiệp trong từng giai đoạn; xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn.

Xem nội dung VB
Điều 43. Quyền hạn, trách nhiệm của Sở Công Thương

Sở Công Thương là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn, có quyền hạn, trách nhiệm:

1. Xây dựng, trình và tổ chức thực hiện quy hoạch, quy định, quy chế, các chính sách, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự toán kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (gồm: Thu hồi đất, cho thuê đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy) theo quy định, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Chủ trì thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện quy hoạch, chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp; xử lý hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý vi phạm, vấn đề phát sinh về cụm công nghiệp.

4. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình cụm công nghiệp; đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhu cầu sử dụng đất của cụm công nghiệp trong từng giai đoạn; xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn.

Điều 44. Quyền hạn, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Đề nghị quy hoạch, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên địa bàn; đảm bảo các điều kiện cần thiết cho Trung tâm phát triển cụm công nghiệp hoặc Ban Quản lý cụm công nghiệp cấp huyện hoạt động hiệu quả.

2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan chuyên môn trực thuộc hỗ trợ thực hiện công tác thu hồi đất, thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, nhà ở công nhân, thủ tục triển khai đầu tư vào cụm công nghiệp.

3. Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào trong cụm công nghiệp (gồm: Thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng, chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường) theo quy định, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Đầu tư hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài cụm công nghiệp; phê duyệt, thực hiện kế hoạch di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hoạt động phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

5. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc chấp hành pháp luật, chính sách về cụm công nghiệp theo thẩm quyền; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Công Thương về tình hình cụm công nghiệp trên địa bàn.

Xem nội dung VB
Điều 43. Quyền hạn, trách nhiệm của Sở Công Thương

Sở Công Thương là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn, có quyền hạn, trách nhiệm:

1. Xây dựng, trình và tổ chức thực hiện quy hoạch, quy định, quy chế, các chính sách, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự toán kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (gồm: Thu hồi đất, cho thuê đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy) theo quy định, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Chủ trì thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện quy hoạch, chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp; xử lý hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý vi phạm, vấn đề phát sinh về cụm công nghiệp.

4. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình cụm công nghiệp; đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhu cầu sử dụng đất của cụm công nghiệp trong từng giai đoạn; xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn.

Xem nội dung VB
Điều 35. Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về cụm công nghiệp trên phạm vi cả nước có quyền hạn, trách nhiệm:

1. Xây dựng, ban hành hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách, pháp luật, chứng nhận, xác nhận liên quan về cụm công nghiệp; thỏa thuận quy hoạch, có ý kiến đối với đề xuất đầu tư theo hình thức đối tác công tư các cụm công nghiệp.

2. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

3. Hàng năm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

4. Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn sau năm 2020 do ngân sách trung ương đảm bảo; xây dựng phương án ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hàng năm và 5 năm, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

5. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện quy hoạch, chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp; xử lý kiến nghị của các địa phương về cụm công nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6. Ban hành biểu, mẫu quy chế quản lý, báo cáo về cụm công nghiệp; xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước.

Xem nội dung VB