Chỉ thị 12/2009/CT-UBND đẩy mạnh củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng Tư pháp cấp huyện và công tác tư pháp của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Số hiệu: | 12/2009/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Nông | Người ký: | Đỗ Thế Nhữ |
Ngày ban hành: | 14/12/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Hành chính tư pháp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2009/CT-UBND |
Gia Nghĩa, ngày 14 tháng 12 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG TƯ PHÁP CẤP HUYỆN VÀ CÔNG TÁC TƯ PHÁP CỦA UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG
Qua hơn 5 năm thành lập tỉnh, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp huyện, cấp xã đã từng bước được củng cố và kiện toàn. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp huyện, cấp xã vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, chức danh Tư pháp - Hộ tịch ở cấp xã chưa đủ và chưa ổn định, một số cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, đã ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng hoạt động của công tác tư pháp trên toàn tỉnh.
Để thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã; việc xây dựng đội gũ cán bộ Tư pháp nói chung và đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp huyện, cấp xã nói riêng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ tình hình trên, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã khẩn trương thực hiện các công việc sau đây:
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
- Trên cơ sở rà soát, đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp; căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan và những điều kiện đặc thù của tỉnh, tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh quyết định về cơ cấu tổ chức, biên chế của Phòng Tư pháp cấp huyện và mô hình tổ chức, hoạt động của Ban Tư pháp, đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
- Phối hợp với Sở Nội vụ và UBND cấp huyện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã, trong đó chú trọng đến Chủ tịch, Phó Chủ tịch và công chức Tư pháp - Hộ tịch.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác của ngành, gắn với công tác thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động Tư pháp cấp huyện, cấp xã nhằm phát hiện và xử lý nghiêm minh đối với các cơ quan, cá nhân vi phạm; kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh những sai phạm, khuyết điểm, khắc phục hạn chế, yếu kém.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các Phòng Tư pháp duy trì đều đặn chế độ giao ban công tác tư pháp cấp xã hàng tháng đồng thời tăng cường công tác kiểm tra hoạt động tư pháp cấp xã để thông qua đó nắm bắt được những thông tin về tình hình hoạt động, kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh những vướng mắc, lệch lạc phát sinh từ cơ sở.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn UBND cấp huyện phân bổ đủ biên chế cho Phòng Tư pháp đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ được giao; quan tâm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng đối với cán bộ, công chức thuộc các Phòng Tư pháp, Tư pháp - Hộ tịch cấp xã nhằm đảm bảo về tiêu chuẩn chức danh, cơ cấu cán bộ theo đúng quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các tổ chức có liên quan tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ Tư pháp các cấp, nhất là cán bộ cấp cơ sở nhằm nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
- Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở cấp huyện, cấp xã, trong đó có các lĩnh vực như chứng thực, hộ tịch nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm:
Đảm bảo cân đối ngân sách, kịp thời bố trí kinh phí cho các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị này; hướng dẫn các cấp ngân sách bố trí kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ và mua sắm, trang bị tài sản, phương tiện làm việc cho Phòng Tư pháp và công tác Tư pháp cấp xã đảm bảo đúng quy định và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm:
- Ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế của Phòng Tư pháp theo Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 phù hợp với thực tế về khối lượng, tính chất, đặc điểm công tác Tư pháp cấp huyện tại địa phương; phân bổ biên chế hợp lý cho Phòng Tư pháp để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đặc biệt chú trọng nhiệm vụ mới theo dõi chung về thi hành văn bản quy phạm pháp luật và các nhiệm vụ được tăng cường, mở rộng (chứng thực, hộ tịch).
- Kiện toàn, sắp xếp lại cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đặc biệt ở những nơi có khối lượng công việc lớn, dân số đông cần được bố trí thêm công chức theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ hoặc hợp đồng thêm cán bộ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trên cơ sở cân đối từ nguồn ngân sách địa phương để chi trả. Việc tuyển dụng mới cán bộ phải ưu tiên những người có trình độ từ trung cấp luật trở lên.
- Hàng năm, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp cấp huyện, cấp xã.
- Quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi, kiểm tra đối với hoạt động Tư pháp cấp xã để kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh những vướng mắc, lệch lạc phát sinh từ cơ sở.
- Bảo đảm cơ sở vật chất và trang thiết bị, kinh phí hoạt động của các cơ quan Tư pháp địa phương (một số hoạt động như: phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải, hộ tịch, văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm đủ kinh phí để chi theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và UBND tỉnh).
4. Tổ chức thực hiện:
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao khẩn trương, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này.
Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo và đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh các giải pháp chỉ đạo thực hiện.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã Ban hành: 28/04/2009 | Cập nhật: 07/05/2009
Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn Ban hành: 21/10/2003 | Cập nhật: 10/12/2009