Chỉ thị 11/2006/CT-UBND tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
Số hiệu: 11/2006/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Dương Thanh Tương
Ngày ban hành: 23/05/2006 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khiếu nại, tố cáo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

Y BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2006/CT-UBND

Buôn Ma Thuột, ngày 23 tháng 05 năm 2006

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

Thời gian qua, các cấp các ngành trong tỉnh đã có nhiều cố gắng để thực hiện các quy định của Luật khiếu nại - tố cáo ngày 02/12/1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại - tố cáo ngày 15/6/2004; Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại - tố cáo”, Nghị định số 62/2002/NĐ-CP ngày 14/6/2002 của Chính phủ “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại - tố cáo”, Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại - tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại - tố cáo”; Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ “Về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo” và Quyết đnh số 114/2003/QĐ-UB ngày 27/10/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh ĐắkLắk “Ban hành quy đnh về công tác tiếp dân trên địa bàn tỉnh”. Nhiều sở, ngành, huyện, Thành phố đã có những biện pháp tích cực để tổ chức công tác tiếp dân, xem xét giải quyết có hiệu quả những khiếu nại, tố cáo của công dân; trong đó một số huyện, sở ngành đã ban hành quyết định, quy chế phối hợp công tác tiếp dân, góp phần không nhỏ trong việc ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội và củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn còn thiếu sót, tồn tại như: Công tác tiếp dân còn nặng về hình thức, hiệu quả hoạt động chưa cao, việc xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có đơn vị còn chậm trễ, kéo dài, tình hình đơn thư khiếu tố đông người phát sinh điểm nóng, vượt cấp vẫn còn diễn ra, công tác thông tin, báo cáo chấp hành chưa nghiêm túc đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của y ban nhân dân tỉnh.

Để khắc phục những thiếu sót, tồn tại nêu trên, đng thời thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk yêu cầu Giám đốc các s, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, Thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện ngay một số vấn đ sau đây:

1. Củng cố và kiện toàn công tác tiếp dân theo quy định của Luật khiếu nại - tố cáo và Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại - tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điu của Luật khiếu nại - tố cáo”. Những đơn vị chưa có phòng tiếp công dân thì nhanh chóng bố trí, những đơn vị đã có nhưng chưa đúng theo quy định thì phải bố trí, bổ sung, tăng cường theo đúng quy đnh. Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, Thành phố Buôn Ma Thuột phải có quy chế phối hợp về công tác tiếp dân, tổ chức và quản lý nơi tiếp công dân của cơ quan mình, ban hành nội quy và lịch tiếp công dân của Lãnh đạo. Đồng thời, phải bố trí cán bộ có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt phụ trách công tác tiếp dân. Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, Thành phố Buôn Ma Thuột phải ban hành quy chế phối hợp tiếp công dân của 03 cơ quan: Thường trực Huyện ủy (Thành ủy), Thường trực Hội đng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện (Thành phố Buôn Ma Thuột). Những đơn vị lực lượng cán bộ Thanh tra còn thiếu thì phải kịp thời tăng thêm biên chế để đủ số lượng cán bộ Thanh tra làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

2. Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyn, Thành phố Buôn Ma Thuột phải thực hiện việc rà soát, phân loại đơn thư khiếu nại, tố cáo còn tn đọng tại ngành và địa phương mình để chỉ đạo các phòng ban chức năng tham mưu giải quyết theo quy định của pháp luật. Những vụ việc có tính chất phức tạp, những vụ việc tranh chấp đất đai, giải tỏa đền bù khi Nhà nưc thu hi đất thì phải tập trung giải quyết ngay từ cơ sở, đồng thời phải báo cáo vỦy ban nhân dân tỉnh để xem xét, chỉ đạo giải quyết dứt điểm. Đối với những vụ việc khiếu tố kéo dài, đông người phát sinh điểm nóng thì phải phản ánh, báo cáo vỦy ban nhân dân tỉnh (Thông qua Thanh tra tỉnh) để tổng hợp báo cáo v Trung ương.

3. Đối với các sở có khối lượng đơn thư khiếu tố nhiều phải tích cực và chủ động trong việc xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tăng cường đội ngũ cán bộ đảm bảo cả về chất và lượng để phụ trách công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm giúp Giám đốc sở giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

4. Các cấp, các ngành cần phải chấm dứt ngay tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, giải quyết không kịp thời, không đúng thẩm quyền, sai trình tự thủ tục trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Kể từ Quý II năm 2006 các cấp, các ngành phải giải quyết dứt điểm các vụ việc phát sinh ngay từ cơ sở, không để công dân khiếu nại vượt cấp và kéo đến trụ sở tiếp dân của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Trung ương; nếu cấp, ngành nào còn để xảy ra tình trạng trên thì Thủ trưởng cấp, ngành đó phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Thủ trưởng các cấp, các ngành phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực xét khiếu tố. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cấp dưới trong việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại của công dân trên địa bàn toàn tỉnh. Chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm để tổng hợp tình hình công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại ngành, đơn vị, địa phương mình để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (Thông qua Thanh tra tỉnh) theo Quyết định số 55/2005/QĐ-UBND ngày 22/9/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk.

6. Rà soát và báo cáo đơn thư khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết, đang giải quyết và có kế hoạch giải quyết cụ thể trong thời gian tới, đảm bảo không để đơn thư khiếu nại tồn đọng quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Thời gian báo cáo trong tháng 6/2006 gửi về Thanh tra tỉnh để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

7. Chánh thanh tra tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện Chỉ thị này và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để biết theo dõi và chỉ đạo.

8. Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh chỉ xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng đối với những đơn vị làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về lĩnh vực xét khiếu tố.

 

 

Nơi nhận:
- Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ (Thay báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (Thay báo cáo);
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp (Thay báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (Thay báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (Thay báo cáo);
- UBMTTQ tỉnh (Thay báo cáo);
- Sở Tư pháp (Thay báo cáo);
- Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Giám đốc các sở, ngành (Để thực hiện);
- Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố (Để thực hiện);
- Trụ sở tiếp dân của tỉnh (Để thực hiện);
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh (Để giám sát);
- Các tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh;
- Trung tâm tin học
- Lưu VT-NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Thanh Tương

 





Nghị định 67/1999/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo Ban hành: 07/08/1999 | Cập nhật: 17/09/2012