Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2014 thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính
Số hiệu: | 09/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình | Người ký: | Phạm Văn Xuyên |
Ngày ban hành: | 03/04/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND |
Thái Bình, ngày 03 tháng 04 năm 2014 |
CHỈ THỊ
THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
Ngày 20 tháng 6 năm 2012, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ qua đó tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện xử lý vi phạm hành chính, giữ vững trật tự, kỷ cương, bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Chương II Nghị định số 81/2013/NĐ-CP .
b) Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong công tác xử lý vi phạm hành chính.
c) Thực hiện lưu trữ và thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính tới Sở Tư pháp để tổng hợp.
d) Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý vi phạm hành chính, kiến nghị, đề xuất xử lý cụ thể gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, xử lý.
đ) Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của cơ quan, đơn vị định kỳ 6 tháng và hằng năm gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giám đốc Sở Tư pháp
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định; theo dõi việc tổ chức thực hiện Chỉ thị trên phạm vi toàn tỉnh.
b) Rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, xử lý.
c) Định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp tình hình, kết quả thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và Chỉ thị này.
3. Giám đốc Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị thuộc Công an tỉnh, Công an các huyện, thành phố phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Tòa án nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
4. Thủ trưởng các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện chế độ báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình về Sở Tư pháp theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ; phối hợp thanh tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính giữa Sở Tư pháp với các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh chỉ đạo Tòa án nhân dân huyện, thành phố triển khai việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quy định; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng cùng cấp trong việc ban hành Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo Phòng Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương; chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Công an huyện, thành phố, Tòa án nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan có liên quan triển khai việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện, thành phố.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Tổ chức triển khai thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; thực hiện lưu trữ và thống kê về xử lý vi phạm hành chính. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn định kỳ 6 tháng và hằng năm gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
d) Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính Ban hành: 19/07/2013 | Cập nhật: 25/07/2013