Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 triển khai giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Số hiệu: | 09/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang | Người ký: | Nguyễn Đức Chín |
Ngày ban hành: | 14/09/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND |
Kiên Giang, ngày 14 tháng 9 năm 2020 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu của nền kinh tế.
Trong thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư và hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương thông qua các chính sách, cơ chế ưu đãi bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ như: cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện điện tử, da giày,... Tuy nhiên, sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Kiên Giang vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Số lượng cơ sở công nghiệp hỗ trợ còn ít; giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh; chưa thu hút, hình thành các dự án sản xuất sản phẩm hỗ trợ quy mô lớn, hiện đại, cung cấp linh kiện và phụ tùng đáp ứng các yêu cầu để tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng đang gặp phải nhiều rào cản về công nghệ, thị trường kết nối giữa bên cung cấp và bên có nhu cầu, chính sách hỗ trợ, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật,... Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư và sự hỗ trợ của Nhà nước cho công nghiệp hỗ trợ chưa đủ mạnh; nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ tại một số địa phương, đơn vị còn hạn chế; quy mô sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong tỉnh còn nhỏ, năng lực yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của chuỗi sản xuất toàn cầu và khách hàng.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng để thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là đón dòng vốn đầu tư và làn sóng chuyển dịch sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng các yêu cầu của chuỗi sản xuất toàn cầu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc (Thủ trưởng) các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:
1. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ ở các cấp, các ngành. Tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng liên kết, hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với các đối tác trong nước và nước ngoài có quy mô lớn, trước mắt tập trung vào các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm tạo nguồn lực lớn về vốn đầu tư, đồng thời tận dụng các cơ hội chuyển giao, đổi mới công nghệ, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
a) Xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương phù hợp với Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ quốc gia và yêu cầu phát triển ngành.
b) Hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực bộ máy của Sở Công Thương và các đơn vị liên quan để triển khai các hoạt động phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương theo hướng thành lập mới hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp lại các đơn vị hiện có.
d) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đề xuất quy hoạch, đầu tư và hỗ trợ đầu tư một số khu, cụm công nghiệp do tỉnh quản lý về công nghiệp hỗ trợ trong đó có xây dựng nhà xưởng cho thuê, cho thuê mua tài chính đổi mới trang thiết bị sản xuất theo mô hình cụm liên kết ngành, sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các nguyên phụ liệu quan trọng ngành dệt may, da giày như sợi, dệt, nhuộm, da, vật liệu mới và vật liệu kim loại trong cơ khí chế tạo.
đ) Nghiên cứu, đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên phát triển nhằm tạo thị trường cho công nghiệp hỗ trợ phát triển và phù hợp với đặc điểm từng ngành.
e) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện các chương trình phóng sự chuyên đề về lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ưu tiên phát triển.
a) Chủ trì xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành hoặc bổ sung, sửa đổi các chính sách thu hút đầu tư trong nước và trực tiếp từ nước ngoài (FDI) gắn với điều kiện nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước có tính đến liên kết không gian lãnh thổ.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định của Luật Đầu tư công, để đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở vật chất cho Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp cấp tỉnh.
c) Triển khai hiệu quả Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 theo Quyết định số 1875/QĐ-UBND ngày 12/8/2020 của UBND tỉnh và các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương thống kê các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh.
a) Chủ trì xây dựng, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi được cấp bù lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp để thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo đặc thù, đặc điểm của tỉnh; hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và các nguồn vốn hợp pháp khác.
b) Chủ trì xây dựng và phối hợp với Sở Công Thương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ địa phương theo quy định tại Thông tư số 29/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính.
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn ngân sách hàng năm đảm bảo thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn.
Chủ trì hướng dẫn trình tự, thủ tục và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Bộ Công Thương.
6. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích hướng nghiệp học sinh vào học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực tham gia thị trường lao động có kỹ năng, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
b) Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, công tác dự báo nhu cầu thị trường nhân lực, nhất là lao động trực tiếp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
a) Ưu tiên hỗ trợ, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
b) Tăng cường tư vấn, tìm kiếm, giới thiệu và hỗ trợ chuyển giao các công nghệ sản xuất hiện đại, phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các chính sách ưu đãi về đất đai và hỗ trợ xử lý các vấn đề về môi trường đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
b) Ưu đãi, hỗ trợ tài chính từ nguồn vốn ưu đãi đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hoạt động đầu tư công trình bảo vệ môi trường.
c) Hướng dẫn thủ tục và tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc giao đất để xây dựng Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp cấp tỉnh phục vụ việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và nâng cao trình độ sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng và phương thức vận tải đồng bộ nhằm giảm chi phí logistic, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
10. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang
a) Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi thông qua cấp bù chênh lệch lãi suất từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương và các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
b) Tổng hợp nhu cầu cấp bù lãi suất của các tổ chức tín dụng để thực hiện hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, gửi Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
c) Khuyến khích các tổ chức tín dụng cân đối, xây dựng chương trình tín dụng, phù hợp với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa; kết hợp thẩm định cho vay đối với khách hàng kèm theo tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Giám đốc (Thủ trưởng) các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị này. Định kỳ ngày 01/12 hàng năm báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sở Công Thương theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Thông tư 29/2018/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Ban hành: 28/03/2018 | Cập nhật: 04/05/2018