Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác pháp chế
Số hiệu: 09/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Trần Văn Tuấn
Ngày ban hành: 21/09/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/CT-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 21 tháng 9 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÁP CHẾ

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các doanh nghiệp Nhà nước do Tỉnh quản lý đã bước đu được quan tâm thực hiện. Các s, ngành, đơn vị đã có sự phân công nhiệm vụ cho các phòng chức năng (Văn phòng, Phòng Tổ chức - Hành chính, Thanh tra Sở hoặc các phòng chuyên môn nghiệp vụ khác) thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế, đồng thời bố trí cán bộ thừa hành. Do đó, công tác pháp chế đã đạt được một số kết quả nhất định, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kim tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác pháp chế vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập như: một số sở, ngành có bố trí người làm công tác pháp chế nhưng chủ yếu là kiêm nhiệm (14/14 sở, ngành), nhân sự thường xuyên thay đổi do điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác; còn nhiều công chức, người làm công tác pháp chế chưa qua đào tạo, bồi dưỡng cơ bản để nâng cao nghiệp vụ, tính chuyên sâu chưa cao. Chính vì vậy, một số mặt công tác, đặc biệt là việc tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật còn chậm; chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành hoặc tham mưu để Ủy ban nhân dân Tỉnh trình Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành chưa đảm bảo, nhất là tính hợp pháp, thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật; công tác tự kiểm tra văn bản có lúc chưa chặt chẽ, chưa xử lý kịp thời các văn bản có sai sót hoặc bị Cục kiểm tra văn bản có ý kiến. Nguyên nhân của tình trạng trên là do Thủ trưởng một số sở, ngành, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức, chưa xác định đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác pháp chế trong giai đoạn hiện nay.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình, trên cơ sở tổng số biên chế hiện có, tổ chức phân công một đến hai cán bộ, công chức làm công tác pháp chế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Vị trí công tác này phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ ổn định, lâu dài để nắm bắt tốt công việc và thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao.

- Quan tâm bố trí cán bộ, công chức làm công tác pháp chế đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ; trong trường hợp bố trí người làm công tác pháp chế chưa có trình độ cử nhân luật thì cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật; phối hợp với Sở Tư pháp tập huấn, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác pháp chế.

- Chỉ đạo cán bộ, công chức, người làm công tác pháp chế thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế.

- Thực hiện rà soát, thống kê số lượng cán bộ, công chức làm công tác pháp chế báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước ngày 30 tháng 10 hàng năm; báo cáo những khó khăn, vướng mắc (nếu có) và kiến nghị, đề xuất để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo. Việc sắp xếp tổ chức, bộ máy, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức dẫn tới việc thay đổi người làm công tác pháp chế tại các sở, ngành phải kịp thời thông báo bằng văn bản đến Sở Tư pháp để theo dõi, tổng hp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Giám đc Sở Tư pháp

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này.

- Hàng năm tiến hành thống kê, báo cáo số lượng cán bộ, công chức làm công tác pháp chế và tình hình tổ chức hoạt động của đội ngũ này cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.

Yêu cầu Giám đốc các sở, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
 KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Trần Văn Tuấn