Chỉ thị 09/2014/CT-UBND về tăng cường công tác Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Số hiệu: 09/2014/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Trần Đăng Ninh
Ngày ban hành: 28/04/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2014/CT-UBND

Hòa Bình, ngày 28 tháng 4 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, công tác bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tỉnh đã phối hợp triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật vbảo vệ quyn lợi người tiêu dùng; các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm hạn chế các hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số tổ chức, cá nhân chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn còn xảy ra nhiều vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng điển hình như: sữa có chứa melamin, xăng pha aceton, thiết bị đo đếm không chính xác; dược phẩm lưu hành trong khi chưa có giấy phép sản xuất hoặc hết hạn sử dụng, bánh phở và giò có chứa hàn the, các loại thc phẩm chế biến công nghiệp còn hạn sử dụng nhưng chất lượng đã bị kém, không thực hiện bảo hành hàng hóa như đã cam kết khi bán hàng... đặc biệt như vụ bán 36 tấn NPK Lâm Thao giả huyện Lạc Sơn và thóc giống BC 15 giả. Thực tế hiện nay, sự vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta nói chung, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng hàng ngày vẫn diễn ra khá phổ biến.

Việc phối hợp giữa các ngành và địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp lut về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa thường xuyên, sâu rộng trong nhân dân; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm còn nhiều hạn chế.

Đkhắc phục những tồn tại nêu trên đồng thời nhằm thống nhất về nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh; thực hiện Luật số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Sở Công thương

Tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định có liên quan một cách kịp thời, hiệu quả. Triển khai thực hiện tốt chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công thương.

Chủ động phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh. Tạo mọi điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động theo Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bố trí cán bộ, công chức cho phòng chuyên môn của Sở Công thương làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đảm bảo phù hợp, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ là cơ quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Đề xuất khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo quy định.

2. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh những sản phẩm thuộc chức năng quản lý của ngành y tế; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua đường thực phẩm theo quy định.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền, trang thiết bị, dụng cụ y tế, các loại mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, chất lượng thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Sở Xây dựng

Tăng cường công tác quản lý các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thuộc chức năng quản lý ngành; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và xây dựng dân dụng, chất lượng vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh để đảm bảo chất lượng công trình.

4. Sở Giao thông vận tải

Tăng cường công tác quản lý ngành; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra về an toàn giao thông, chất lượng các công trình giao thông, chất lượng an toàn kỹ thuật các phương tiện giao thông vận tải, đường bộ, đường thủy nội địa, bến cảng nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong các dịch vụ kinh doanh vận chuyển.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn vệ sinh nông sản thực phẩm như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và thuốc thú y thủy sản, các sản phẩm sinh học phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản; các loại thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; công cụ, dụng cụ, ngư cụ, lưới, trang thiết bị phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; các sản phẩm nông, lâm, thủy sản thực phẩm và phi thực phẩm, chất lượng các công trình hạ tầng nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản. Kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và sở hữu trí tuệ, xử lý theo quy định của pháp luật.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo về hàng hóa văn hóa phẩm, dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch theo quy định của pháp luật.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, thanh tra, kiểm tra, chất lượng dịch vụ Công nghệ thông tin; Bưu chính, chuyển phát; Viễn thông và Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số, vô tuyến điện; hoạt động báo chí, xuất bản theo quy định của pháp luật.

Chủ trì việc thanh tra, kiểm tra hoạt động và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp, đại lý cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet và người sử dụng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo ủy quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.

9. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách và chế độ tài chính hiện hành, thẩm định dự toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định để thực hiện các hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về giá đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tại địa phương, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc diện phải đăng ký, niêm yết giá.

10. Sở Nội vụ

Nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình là Hội có tính cht đặc thù theo Nghị định s 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ và Quyết định số 68/2010/QĐ- TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

11. Công an tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các Sở, ngành liên quan tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; tăng cường công tác đu tranh chng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng; điều tra, xử lý và đề nghị truy tố theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người tiêu dùng trên địa bàn.

Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn trong việc thực hiện nội quy đã được phê duyệt và các nội dung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khác theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn có trách nhiệm thực hiện nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

13. Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các Sở, ngành liên quan thường xuyên cập nhật, đăng tải các thông tin liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; dành thời lượng phát sóng thích hp để tuyên truyền các vấn đề liên quan đến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

14. Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh

Thực hiện nội dung tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.

Hằng năm, có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo chế độ quy định hiện hành.

15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, qua đó nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền của người tiêu dùng, trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà sản xuất, nhà phân phối hàng hoá - dịch vụ.

Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành ph; Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hin Chỉ thị này; báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Công thương).

Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Sở Công thương có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này và tổng hp báo cáo, đề xuất giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công thương theo quy đnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VB);
- Bộ Công thương;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND t
nh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các S
, ngành;
- Các đoàn thể t
nh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Hội BVQLNTD tỉnh;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh
- Lưu: VT,TCTM,(Tu.80).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Đăng Ninh