Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh do tỉnh Kon Tum ban hành
Số hiệu: 08/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Trần Thị Nga
Ngày ban hành: 06/12/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/CT-UBND

Kon Tum, ngày 06 tháng 12 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ VÀ TRSƠ SINH NHẰM GIẢM TỬ VONG MẸ, TỬ VONG SƠ SINH

Những năm qua, công tác chăm sóc sức khe bà mẹ và trem trên địa bàn tnh đã đạt được một số thành quả nhất định: Các chỉ số chăm sóc trước, trong, sau sinh có xu hướng tăng và dần ổn định. Tỷ lệ phụ ncó thai được qun lý đạt 95%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trở lên đạt 87%. Tỷ lệ phụ nữ đẻ do cán bộ y tế đỡ đạt 88%; các tai biến sản khoa những năm gn đây được phát hiện và báo cáo tương đối đầy đủ; tỷ suất tai biến chung là 6,14‰. Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc trong 42 ngày sau đẻ trên 85%. Công tác chăm sóc sức khỏe tr sơ sinh có những bước chuyển biến đáng khích lệ. Tỷ lệ trẻ đra có cân nặng dưới 2.500g là 4,5%; tsuất tử vong trẻ sơ sinh là 19,9‰. T sut tvong trẻ em dưới 1 tui là 37‰; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tui là 58‰.

Mặc dù đã có sự cải thiện rõ rệt về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn tnh, nhưng vẫn còn một số chỉ số thấp so với toàn quốc và khu vực Tây Nguyên như: Tỷ suất tử vong mẹ, tsuất tử vong sơ sinh cao. Tử vong mẹ xảy ra tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các huyện xa, đi lại khó khăn, xa cơ sở điều trị sản khoa toàn din. Tử vong mẹ xảy ra phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó yếu tố chậm được chăm sóc và điều trị vẫn còn là một trong những yếu tố gây tử vong mẹ tại tỉnh. Công tác thu thập số liệu của cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu chính xác nên một số thông tin chưa phản ánh đúng thực trạng; việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sản khoa, kế hoạch hóa gia đình cơ bản tại tuyến huyện và tuyến xã còn hạn chế, chưa thực hiện đúng phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế và chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân: còn 05/07 bệnh viện thuộc Trung tâm Y tế huyện chưa triển khai dịch vụ chăm sóc sản khoa toàn diện; còn 20% Trạm Y tế xã chưa triển khai cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cơ bản; 80% số thôn làng chưa có đội ngũ cô đỡ để hỗ trợ trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại cộng đồng; kinh phí đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản còn nhiều khó khăn: Nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu Y tế - Dân số hàng năm rất thấp; nguồn đầu tư của các tổ chức, dự án nước ngoài không n định và chưa thường xuyên; nguồn kinh phí của địa phương còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Đtriển khai thực hiện đạt hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh theo tinh thần Chthị số 06/CT-BYT ngày 11/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Sở Y tế:

- Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh sản phụ khoa và nhi khoa trên địa bàn, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cn thiết cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trem, đặc biệt các nội dung về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh. Quan tâm đầu tư cho các bệnh viện huyện ở xa trung tâm tỉnh để có thể thực hiện chăm sóc sn khoa thiết yếu toàn diện, đm bo đến năm 2020 đạt các mục tiêu như: 100% Trạm Y tế thực hiện được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh cơ bản; chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ, hồi sức sơ sinh, tiêm vitamin K1 và tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh; 40% bệnh viện tuyến huyện triển khai phẫu thuật cấp cứu sản khoa; 80% bệnh viện tuyến huyện có đơn nguyên sơ sinh triển khai điều trị trẻ sơ sinh cân nặng từ 1.800 g trở lên.

- Rà soát tình hình trang thiết bị và cán bộ làm công tác chăm sóc sản khoa, nhất là công tác cấp cứu sản khoa ở các tuyến trên địa bàn; những cơ sở không đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết theo quy định thì phải được kịp thời củng cố, tăng cường hoặc tạm thời không triển khai công tác đỡ đẻ.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, chđạo tuyến các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh để kịp thời chấn chnh việc thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh; các quy định liên quan của pháp luật; quy chế bệnh viện và các quy trình, quy chuẩn chuyên môn về chẩn đoán, theo dõi, cấp cứu sản khoa, cấp cu hồi sức sơ sinh.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền vận động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và kế hoạch hóa gia đình cho người dân.

- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh các tuyến, đảm bảo đến năm 2020 có 100% Trung tâm Y tế huyện có hệ bệnh viện có bác sĩ được đào tạo chuyên ngành sản, nhi; duy trì bền vững 100% Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ, có hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi như hiện nay; 80% cán bộ làm công tác chăm sóc chăm sóc sức khỏe sinh sản tnh, huyện, xã được đào tạo cập nhật và nâng cao kiến thức và kỹ năng về làm mẹ an toàn.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ sơ sinh tại bệnh viện tuyến tnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, điều trị và tiếp nhận xtrí các trường hợp chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trsơ sinh do tuyến dưới chuyn đến.

- Triển khai thực hiện tốt các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về thực hiện các quy trình chuyên môn, kỹ thuật, điều trị, theo dõi và chăm sóc, chuyển tuyến trong khám, chữa bệnh, đặc biệt lai chuyên ngành sản khoa và nhi khoa.

2. S Tài chính: Phối hợp với Sở Y tế cân đối, bố trí kinh phí ngân sách địa phương trong phạm vi chi sự nghiệp y tế giao hàng năm cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em đúng quy định hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Y tế kêu gọi, huy động vn đầu tư phát triển cho hoạt động công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; đề xuất phân bvốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện Chthị có hiệu quả.

4. SNội vụ: Phối hợp với Sở Y tế rà soát, đề xuất bổ sung chính sách đãi ngộ nhằm thu hút cán bộ có chuyên môn giỏi và chuyên ngành sản phụ khoa, nhi khoa về công tác tại tuyến y tế cơ sở.

5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chăm sóc giáo dục sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh và phòng chng các tai biến sản khoa trên các phương tiện thông tin đại chúng.

6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Phối hợp với Sở Y tế đưa các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Quan tâm đầu tư ngân sách địa phương thông qua nguồn vốn chi thường xuyên, vốn đầu tư, các chương trình mục tiêu để tập trung thực hiện các mục tiêu giảm tvong mẹ và tử vong sơ sinh.

- Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành và y ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh trên địa bàn.

Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Chthị này, định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả về Sở Y tế. Giao Sở Y tế theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, tng hợp tình hình, báo cáo Bộ Y tế và y ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- Th
ường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thư
ng trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP UBND tỉnh, PVP ph
trách;
- Lưu: VT, KGVX1,3.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Thị Nga