Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2013 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013-2014
Số hiệu: | 08/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh | Người ký: | Nguyễn Tử Quỳnh |
Ngày ban hành: | 26/08/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND |
Bắc Ninh, ngày 26 tháng 8 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014
Căn cứ Chỉ thị số 3004/CT-BGDĐT ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013-2014; Căn cứ tình hình thực tiễn giáo dục và đào tạo của tỉnh;
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, các ngành, cơ quan liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành tốt nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013-2014, cụ thể như sau:
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục
Tiếp tục quán triệt thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết Đại hội khóa XVIII của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển giáo dục và Đào tạo; Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục và Thông tư số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục; tăng cường kiểm tra, giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục đào tạo; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm gắn với việc xem xét trách nhiệm quản lý và danh hiệu thi đua của tập thể, cá nhân thủ trưởng cơ sở giáo dục.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức viên chức và học sinh, sinh viên trong toàn ngành. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động giáo dục.
Chủ động phối hợp tuyên truyền các hoạt động giáo dục tạo sự đồng thuận của xã hội; tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả.
2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục
2.1. Nhiệm vụ chung của các cấp học:
Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn gắn với việc tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục (15/10/1968-15/10/2013); đưa nội dung các cuộc vận động:“Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Hai không” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên của ngành. Chú trọng công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học; tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi; chỉ đạo chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trường học; củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục các cấp học; đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau THCS và THPT; tiếp tục đổi mới công tác thi và tuyển sinh; triển khai có hiệu quả hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các ngành học, cấp học; tổ chức các kỳ thi và kiểm tra trong năm học đảm bảo an toàn, nghiêm túc, hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, sinh viên; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường; tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội cho học sinh, sinh viên; áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, tổ chức các hoạt động thể thao học sinh, sinh viên.
Chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và cải cách hành chính; tăng cường các điều kiện để thực hiện có hiệu quả đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông giai đoạn 2010-2020; thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với học sinh và giáo viên.
2.2. Giáo dục mầm non:
Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh; mở rộng quy mô, mạng lưới và loại hình cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; tăng tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi ra lớp, trẻ bán trú, học 2 buổi/ngày.
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ khi ở trường; tăng cường hiệu quả quản lý các cơ sở giáo dục mầm non. Thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non mới. Nâng cao chất lượng và số lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Triển khai có hiệu quả chương trình "Sữa học đường" trong các trường mầm non trên địa bàn tỉnh (năm học 2013-2014: 24 trường mầm non).
2.3. Giáo dục phổ thông:
Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn, quan tâm giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh; giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém, học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, công tác kiểm tra, đánh giá học sinh; triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục phổ thông.
Triển khai có hiệu quả mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN), nhân rộng mô hình theo các mức độ phù hợp với điều kiện của địa phương. Thực hiện hiệu quả Đề án “Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường phổ thông giai đoạn 2011-2015’’. Áp dụng dậy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục theo qui định; triển khai dạy học tiếng Anh ở tiểu học theo chương trình mới; đẩy mạnh tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở các cấp học.
Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản, phù hợp với thực tế địa phương; chú trọng việc triển khai dạy học các chủ đề tích hợp liên môn; tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh; chấn chỉnh các sai phạm về quy chế chuyên môn, dạy trước chương trình lớp 1, dạy thêm, thu các khoản sai quy định.
Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; triển khai các sân chơi trí tuệ cho học sinh, phát động các cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học; tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp trong các trường trung học.
2.4. Giáo dục thường xuyên:
Triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập" giai đoạn 2012-2020.
Đổi mới công tác quản lý, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng; Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện triển khai theo hướng một trung tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ: giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề; tăng cường kiểm tra các trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Đa dạng hóa nội dung, chương trình và hình thức học tập; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
2.5. Giáo dục chuyên nghiệp:
Mở rộng quy mô, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hình thức đào tạo, các hệ đào tạo và các loại hình trường trung cấp chuyên nghiệp gắn với đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp với khả năng cung ứng nhân lực của cơ sở đào tạo và quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh.
Đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và đánh giá kết quả học tập của người học; đẩy mạnh công tác truyền thông, công tác phân luồng, hướng nghiệp, đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động thành lập và cho phép trường trung cấp chuyên nghiệp hoạt động giáo dục; thực hiện quy chế đào tạo, mở mã ngành đào tạo, liên kết đào tạo và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp.
3. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
3.1. Triển khai xây dựng đề án Quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
3.2. Tiếp tục bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, công tác kiểm tra, đánh giá; tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực trong nhà trường cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên; bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu theo Thông tư 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23.8.2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ. Chú trọng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, tin học, giáo viên giảng dạy tại các trường chuyên, trường trọng điểm. Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong ngành theo hướng nâng chuẩn đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới giáo dục; duy trì thực hiện tốt chương trình bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng của đội ngũ đảm bảo thiết thực chất lượng.
3.3. Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Công tác đánh giá cán bộ đảm bảo theo chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên; việc luân chuyển cán bộ quản lý với mục đích nhằm rèn luyện, nâng cao chất lượng đội ngũ, tránh xáo trộn không cần thiết.
Khuyến khích các địa phương ban hành các cơ chế, chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tạo động lực phấn đấu nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương.
3.4. Tiếp tục thực hiện Đề án Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định số 472/QĐ-TTg ngày 12/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Công tác kế hoạch tài chính và tăng cường cơ sở vật chất trường học
4.1. Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
4.2. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
4.3. Tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất trường học để có kế hoạch đầu tư nâng cấp, xây dựng, tu sửa, mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị thực hiện mục tiêu kiên cố hoá, chuẩn hoá, củng cố kết quả phổ cập GDMNTNT và triển khai dạy ngoại ngữ ở tiểu học và trung học cơ sở; xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, cơ sở thực hành và thiết bị dạy học ở các cấp học.
4.4. Tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng, đề xuất với tỉnh ban hành bổ sung cơ chế, chính sách nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh tương xứng với truyền thống và điều kiện lợi thế.
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục; phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách miễn giảm học phí, chính sách tín dụng học sinh, sinh viên nhằm đảm bảo cho học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách, hoàn cảnh khó khăn có khả năng học tập đều được đi học; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong hợp tác quốc tế cho phát triển sự nghiệp giáo dục./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2021 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 Ban hành: 14/01/2021 | Cập nhật: 15/01/2021
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2020 về tăng cường biện pháp quản lý, giám sát đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ Ban hành: 15/01/2020 | Cập nhật: 18/01/2020
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2019 về tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp Ban hành: 23/01/2019 | Cập nhật: 25/01/2019
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2018 về triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 Ban hành: 12/01/2018 | Cập nhật: 13/01/2018
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2017 về đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế Ban hành: 06/01/2017 | Cập nhật: 07/01/2017
Quyết định 472/QĐ-TTg năm 2016 về xuất cấp lương thực từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Điện Biên, Lạng Sơn Ban hành: 24/03/2016 | Cập nhật: 26/03/2016
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2016 về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng Ban hành: 25/01/2016 | Cập nhật: 27/01/2016
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công Ban hành: 14/02/2015 | Cập nhật: 24/02/2015
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2014 tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác Ban hành: 24/01/2014 | Cập nhật: 06/02/2014
Chỉ thị 3004/CT-BGDĐT năm 2013 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013 - 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 15/08/2013 | Cập nhật: 17/08/2013
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2013 thực hiện Kết luận 51-KL/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Ban hành: 22/01/2013 | Cập nhật: 24/01/2013
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2012 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản Ban hành: 09/01/2012 | Cập nhật: 11/01/2012
Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành Ban hành: 19/10/2011 | Cập nhật: 22/10/2011
Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục Ban hành: 24/12/2010 | Cập nhật: 27/12/2010
Quyết định 472/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề giai đoạn 2010 - 2016” Ban hành: 12/04/2010 | Cập nhật: 14/04/2010
Quyết định 472/QĐ-TTg năm 2008 về tặng Cờ thi đua của Chính phủ Ban hành: 29/04/2008 | Cập nhật: 07/05/2008
Quyết định 472/QĐ-TTg năm 2002 phê duyệt Dự án Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2002-2006 tỉnh Hòa Bình Ban hành: 18/06/2002 | Cập nhật: 11/04/2007