Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2014 về tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp và hỗ trợ cho hoạt động của thừa phát lại trên địa bàn tỉnh An Giang
Số hiệu: | 08/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh An Giang | Người ký: | Vương Bình Thạnh |
Ngày ban hành: | 12/08/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thi hành án, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND |
An Giang, ngày 12 tháng 8 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỐI HỢP VÀ HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Ngày 11 tháng 10 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2497/QĐ-BTP phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh An Giang”. Trong thời gian qua, việc thí điểm Thừa phát lại đã được các cơ quan có liên quan tích cực triển khai, đảm bảo đúng tiến độ và đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, tổ chức chưa tích cực phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động của Thừa phát lại theo quy định pháp luật. Để việc thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh An Giang thực hiện đúng quy định của pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
1. Sở Tư pháp:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chế định Thừa phát lại để cán bộ, công chức, viên chức và người dân hiểu về chủ trương của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước về Thừa phát lại; biết được chức năng, nhiệm vụ và vai trò, sự cần thiết của Thừa phát lại trong thực tiễn đời sống hiện nay.
b) Thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý về Thừa phát lại tại địa phương; phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp hỗ trợ các Văn phòng Thừa phát lại sớm ổn định tổ chức và đi vào hoạt động; giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các Văn phòng Thừa phát lại trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
2. Các Sở, ngành có liên quan:
a) Công an tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong lực lượng Công an nhân dân; chỉ đạo Công an cấp huyện, Công an cấp xã và các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án; thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự; tổ chức bảo vệ cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.
b) Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chế định Thừa phát lại trên Website của tỉnh.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự và việc thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định pháp luật có liên quan.
d) Cục Thi hành án dân sự tỉnh:
- Thực hiện việc chuyển giao văn bản tống đạt cho Thừa phát lại; chỉ đạo Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thị xã, thành phố chuyển giao văn bản tống đạt cho Thừa phát lại thực hiện.
- Phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống Cơ quan thi hành án dân sự.
- Thông tin cho Sở Tư pháp việc thực hiện các công việc về thi hành án dân sự của Thừa phát lại.
đ) Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến chế định Thừa phát lại; theo dõi và đưa tin thường xuyên về hoạt động của Thừa phát lại để nhân dân biết, sử dụng loại hình dịch vụ pháp lý này khi có nhu cầu.
e) Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh An Giang:
- Phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống các tổ chức tín dụng.
- Hướng dẫn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định Luật Thi hành án dân sự, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định pháp luật có liên quan.
g) Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện, thị xã, thành phố phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định Luật Thi hành án dân sự, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định pháp luật có liên quan.
h) Cục Thuế tỉnh thực hiện và chỉ đạo các Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Luật Quản lý thuế và quy định pháp luật có liên quan.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Phối hợp với Sở Tư pháp và chỉ đạo các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chế định Thừa phát lại cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân ở địa phương.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cơ quan chuyên môn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự; tống đạt văn bản, giấy tờ của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự; lập vi bằng theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định pháp luật có liên quan.
4. Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh:
a) Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh quan tâm giám sát về thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
b) Tòa án nhân dân tỉnh:
- Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống cơ quan Tòa án và theo dõi các hoạt động của Thừa phát lại để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh những sai sót, yếu kém trong quá trình hoạt động.
- Thực hiện chuyển giao văn bản tống đạt cho Thừa phát lại; chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện chuyển giao văn bản tống đạt cho Thừa phát lại thực hiện.
- Thông tin cho Sở Tư pháp về số lượng và chất lượng của vi bằng được sử dụng làm chứng cứ trong xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.
c) Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh:
- Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân.
- Thông tin cho Sở Tư pháp việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tống đạt các văn bản của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự và trong hoạt động thi hành án dân sự của Thừa phát lại.
d) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức, đoàn thể phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong thành viên của tổ chức mình và trong nhân dân.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
|
CHỦ TỊCH |