Chỉ thị 07/2015/CT-UBND thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tỉnh Cao Bằng
Số hiệu: 07/2015/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Nguyễn Hoàng Anh
Ngày ban hành: 22/05/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2015/CT-UBND

Cao Bằng, ngày 22 tháng 05 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Ngày 19/7/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Ngày 20/01/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời, nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện xử lý vi phạm hành chính, giữ vững trật tự, kỷ cương, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh chỉ thị:

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh

a) Tiếp tục quán triệt các nội dung Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ của cơ quan, đơn vị;

b) Chủ động tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan, đơn vị đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và văn bản pháp luật khác có liên quan;

c) Thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành;

d) Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành và lĩnh vực dược phân công theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

đ) Phân công, bố trí cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; bố trí kinh phí và cơ sở vật chất để thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị và đảm bảo đúng quy định của pháp luật;

e) Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính cho Sở Tư pháp để phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của tỉnh;

g) Phản ánh kịp thời các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn thuộc phạm vi quản lý của ngành về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp tổng hợp);

h) Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 6 tháng và hàng năm về Sở Tư pháp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP .

2. Sở Tư pháp

a) Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh theo quy định;

b) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ công chức, người làm công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm chính của các cơ quan, đơn vị;

c) Tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành ở tỉnh để thực hiện kiểm tra về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Phối hợp thanh tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính giữa Sở Tư pháp với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện: Thực hiện trong trường hợp có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức (quy định tại Điều 22 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP);

đ) Tiếp nhận, tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, xử lý theo thẩm quyền đối với những khó khăn, vướng mắc hoặc những quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn;

e) Phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp;

g) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của tỉnh để UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.

3. Công an tỉnh

Chỉ đạo các đơn vị thuộc Công an tỉnh và Công an huyện, thành phố phối hợp với cơ quan tư pháp, Tòa án, Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp xã và các cơ quan có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

4. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán ngân sách đảm bảo kinh phí phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

5. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Tư pháp rà soát, tham mưu đề xuất việc sắp xếp, bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả biên chế công chức làm công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Sở Tư pháp, UBND cấp huyện để bảo đảm triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo việc đưa tin, tuyên truyền, phổ biến về Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành trên các phương tiện thông tin đại chúng.

7. Sở Y tế

Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc chẩn đoán người nghiện ma túy và đề nghị Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác cấp chứng chỉ hành nghề các y, bác sỹ làm công tác điều trị cắt cơn nghiện ma túy.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan bằng các hình thức và biện pháp thích hợp để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn hiểu rõ, thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật vẽ xử lý vi phạm hành chính;

b) Thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành;

c) Chỉ đạo Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp UBND thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

d) Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành; cử đại diện tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân khi Tòa án nhân dân có yêu cầu theo đúng quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh số 09/2014/PL-UBTVQH13.

đ) Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương;

e) Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quy định; cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính cho Sở Tư pháp để phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của tỉnh;

g) Thành lập Đoàn kiểm tra để thực hiện kiểm tra về tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ;

h) Phản ánh kịp thời các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn thuộc phạm vi quản lý về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp);

i) Chỉ đạo cơ quan tài chính cấp huyện tham mưu UBND bố trí kinh phí để thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm chính của các cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

k) Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

9. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh chỉ đạo Tòa án nhân dân huyện, thành phố triển khai việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quy định; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan trong việc ban hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên của Mặt trận triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan bằng các hình thức và biện pháp thích hợp để cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên hiểu rõ, thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đồng thời hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc cấp dưới phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên cùng cấp triển khai tuyên truyền tới đoàn viên, hội viên và nhân dân.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện Chỉ thị này. Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị và định kỳ báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính ph (b/c);
-
Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ tư pháp (b/c);
-
Thưng trực Tnh ủy (b/c);
-
Thưng trực HĐND tỉnh (b/c);
-CT, các PCTUBND tnh;
- Ủ
y ban MTTQ VN tnh;
-
Tòa án nhân dân tnh,
-
Viện Kiểm sát nhân dân tnh;
-
Các s, ban, ngành;
-
CVP, các PCVP UBND tnh;
-
UBND các huyện, thành phố;
-
Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Anh