Chỉ thị 07/2007/CT- UBND về tăng cường công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Hải Dương bàn hành
Số hiệu: | 07/2007/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hải Dương | Người ký: | Phan Nhật Bình |
Ngày ban hành: | 02/03/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 07/2007/CT-UBND |
Hải Dương, ngày 02 tháng 03 năm 2007 |
CHỈ THỊ
V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004, Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 và Chỉ thị số 32/2005/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời gian qua công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật có nhiều tiến bộ góp phần tích cực trong việc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản theo quy định của pháp luật, từng bước lập lại trật tự, kỷ cương, nâng cao chất lượng của công tác soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền các cấp.
Tuy nhiên, công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế nhất định, tình trạng ban hành văn bản không đúng thẩm quyền, nội dung không phù hợp với hình thức, văn bản ban hành còn chồng chéo, mâu thuẫn mà không được khắc phục kịp thời; Nguyên nhân của tình trạng trên do một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến việc cơ quan chủ trì soạn thảo chưa được chuẩn bị kỹ theo chương trình kế hoạch, chưa có sự phối hợp kịp thời với các ngành có liên quan, hậu quả những văn bản trái pháp luật được tổ chức thực hiện gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Để tăng cường công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch HĐND và UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn thực hiện những nội dung sau:
1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc các qui định của Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật của HĐND,UBND năm 2004, nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về Kiểm tra và xử lý văn bản qui phạm pháp luật. Nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản từ khi Dự thảo phải có tính dự báo, kế hoạch..Việc tổ chức ban hành văn bản tuân theo quy định của pháp luật và gửi lấy ý kiến đến cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan và đặc biệt là việc phối hợp với cơ quan Tư pháp trong việc gửi văn bản để thẩm định trước khi trình UBND ban hành hoặc trình Hội đồng nhân dân thông qua theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản cần coi trọng xây dựng các dự thảo, nghiên cứu kỹ cụ thể hoá các nội dung thuộc thẩm quyền, tránh tình trạng văn bản được chuẩn bị sơ sài, chung chung, sao chép lại các quy định của cấp trên không đáp ứng yêu cầu đề ra. Chậm nhất 15 ngày trước khi Uỷ ban nhân dân họp, Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản gửi Hồ sơ đến cơ quan Tư pháp thẩm định phái có đầy đủ tờ trình, Dự thảo văn bản, tổng hợp ý kiến nếu còn sự chưa thống nhất của các cơ quan liên quan, Sở Tư pháp có báo cáo thẩm định trong thời hạn không qúa 8 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Các cấp, các ngành thường xuyên tổ chức công tác tự kiểm tra và kiểm tra văn bản theo thẩm quyền; xử lý kịp thời văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành văn bản trái pháp luật gây ra. Kịp thời kiến nghị, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế những quy định trong các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cơ quan Tư pháp các cấp có trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra văn bản do Uỷ ban nhân dân cùng cấp ban hành, phối hợp với Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tổ chức tự kiểm tra văn bản do Hội đồng nhân dân thông qua theo quy định của pháp luật. Cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành tổ chức tự kiểm tra văn bản do sở, ban, ngành ban hành. Hàng năm Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra văn bản của các sở, ban, ngành của tỉnh nhằm phát hiện và xử lý kịp thời văn bản hành chính do các cơ quan này ban hành nhưng có chứa quy phạm pháp luật. Đồng thời tổ chức kiểm tra văn bản do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố theo quy định của pháp luật.
Phòng Tư pháp các huyện, thành phố kiểm tra văn bản của các xã, phường, thị trấn ban hành kể cả các loại văn bản hành chính có chứa qui phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
4. Sở Tư pháp có trách nhiệm: đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về soạn thảo và kiểm tra văn bản, về xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ việc kiểm tra văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức và cộng tác viên làm công tác kiểm tra văn bản; hướng dẫn, kiểm tra công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của các sở, ban, ngành tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.
5. Giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Tài chính xây dựng cơ chế chính sách về tài chính đối với công tác soạn thảo, rà soát và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi cụ thể phù hợp với khả năng ngân sách giành cho nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
6. Thực hiện việc báo cáo kết quả công tác tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền với yêu cầu sau: Báo cáo 6 tháng được gửi chậm nhất vào ngày 5 tháng 7 hàng năm; Báo cáo cả năm được gửi chậm nhất vào ngày 5 tháng 01 năm sau. Nội dung báo cáo cần nêu rõ: tình hình soạn thảo, ban hành, kiểm tra xử lý văn bản; công tác tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền, Danh mục văn bản đã được kiểm tra xử lý và các đề xuất kiến nghị trong công tác này. Báo cáo của UBND các huyện, thành phố gửi UBND tỉnh ( qua Sở Tư pháp theo dõi, tổng hợp ).
Sở Tư pháp phối hợp với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo kết quả về Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
|
TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Chỉ thị 32/2005/CT-TTg về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 10/10/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 14/11/2003 | Cập nhật: 17/09/2012