Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2014 đẩy mạnh thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2020”
Số hiệu: 05/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Thân Đức Hưởng
Ngày ban hành: 28/07/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Lao động, Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-UBND

Cà Mau, ngày 28 tháng 07 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020”

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống người lao động, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh chỉ đạo:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức rà soát, hoàn thiện chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh; tham mưu ban hành chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cu kinh phí thực hiện Đ án hàng năm, 05 năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, tiếp tục thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, đẩy mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương và của tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá chất lượng dạy nghề. Thường xuyên, định kỳ thực hiện sơ kết, tổng kết các hoạt động dạy nghề hàng năm và từng giai đoạn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp vi các đơn vị có liên quan thực hiện công tác quản lý đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 1537/BNN-TCCB ngày 14/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2014-2015.

Xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2015 đảm bảo có trọng tâm, trọng đim, chất lượng và hiệu quả; đào tạo gắn với quy hoạch phát triển sản xuất của địa phương, gắn với Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bn vững”, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; trình y ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong tháng 8/2014.

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại địa phương; định kỳ 06 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện; kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để được hướng dẫn, giải quyết.

3. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố căn cứ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp; khảo sát, xác định nhu cầu lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, tng hợp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm. Đồng thời, phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông, cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc sáp nhập các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, Trung tâm dạy nghề cấp huyện nhằm giảm đầu mối quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư các cơ sở đào tạo nghề công lập theo quy hoạch; hướng dẫn quản lý nguồn kinh phí đầu tư xây dựng; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện.

6. Sở Tài chính phân bổ kinh phí thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; phối hợp vi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cơ chế tài chính đối với các hoạt động trong Đề án; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án.

7. Sở Nội vụ tổ chức đào tạo, bồi dưng cán bộ, công chức xã đảm bảo gắn với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và các huyện, thành phố; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo từng giai đoạn trên cơ sở nhu cầu của từng địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

8. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, tăng cường tuyên truyền, phổ biến về Đề án nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân về chủ trương, chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn, về vị trí chiến lược của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề trong việc nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.

9. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể theo chức năng nhiệm vụ, tăng cường phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009; Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 và Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Đào to nghề cho lao đng nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2020”.

10. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của tnh phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tích cực tham gia tuyên truyền, tư vấn đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tham gia giám sát việc thực hiện Đề án và có ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

11. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chc thực hiện Chỉ thnày, định kỳ 06 tháng, hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp. SLao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Chỉ thị.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thtrưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND tỉnh (b/c);
- Các sở, ban, ngành
, đoàn thể cấp tnh;
- UBND
các huyện, thành phố Cà Mau;
- Các cơ sở dạy nghề;

- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm CB-TH;
- VX (PA);
- Lưu VT, Mi02.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Thân Đức Hưởng