Chỉ thị 05/2011/CT-UBND về công tác bảo vệ an ninh trật tự năm 2011 do tỉnh Hải Dương ban hành
Số hiệu: | 05/2011/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hải Dương | Người ký: | Lê Hồng Văn |
Ngày ban hành: | 25/01/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2011/CT-UBND |
Hải Dương, ngày 25 tháng 01 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ NĂM 2011
Năm 2010, công tác bảo vệ an ninh trật tự được các cấp, các ngành, đoàn thể tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện chặt chẽ, đồng bộ với sự hưởng ứng tích cực của nhân dân trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc nên an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững, phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến sự ổn định, nổi lên là tình hình mâu thuẫn, khiếu kiện liên quan đến đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường, tình trạng đình công, lãn công trong các doanh nghiệp; hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và số đối tượng cơ hội chính trị ngày càng quyết liệt; những dấu hiệu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngày càng rõ rệt. Tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều loại tội phạm với phương thức, thủ đoạn mới như tội phạm hoạt động băng nhóm theo kiểu xã hội đen; tội phạm cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp tài sản trên các tuyến giao thông, tội phạm mua bán người, tội phạm về ma túy, tội phạm về môi trường….Tai nạn giao thông giảm nhưng chưa vững chắc. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển chưa đồng đều. Hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT của một số địa phương, sở, ngành, cơ quan doanh nghiệp chưa cao.
Năm 2011 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng, năm tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Quốc Hội khóa XIII, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và nhiều hội nghị Quốc tế lớn; là năm đầu triển khai kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011-2015. Tình hình thế giới, khu vực và trong nước sẽ tiếp tục có biến động phức tạp và khó lường; hoạt động chống phá của các thế lực thù địch ngày càng quyết liệt; các vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn, khiếu kiện, tôn giáo, dân tộc…vẫn diễn biến phức tạp; hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng và thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ tới tình hình và nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh trật tự của tỉnh.
Trước tình hình trên, thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác bảo vệ an ninh trật tự năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, doanh nghiệp chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nội dung công tác sau đây:
1. Quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự
- Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 05 tháng 01 năm 2011của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác bảo vệ an ninh trật tự năm 2011; Kế hoạch số 04 -KH/TU của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Kế luận 86- KL/BCT về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới; Nghị quyết số 02-NQ/TU triển khai thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm.
- Củng cố mối quan hệ phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể trong thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, coi công tác bảo vệ an ninh trật tự là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành, đoàn thể. Lực lượng công an các cấp làm tốt vai trò tham mưu và nòng cốt để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị đấu tranh ngăn chặn làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch và đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
2. Giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và địa phương trong năm 2011
- Phối hợp bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; bầu cử Quốc Hội khóa XIII, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Chủ động phát hiện, ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và bọn phản động trong và ngoài nước chống phá Đại Hội Đảng và các cuộc bầu cử.
- Tổ chức tốt công tác nắm tình hình, dự báo và phân tích, đánh giá tình hình, chủ động phát hiện, giải quyết có hiệu quả tình hình phức tạp có tác động ảnh hưởng đến an ninh quốc gia trên địa bàn tỉnh. Tập trung công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác phòng chống nội gián, bảo vệ bí mật nhà nước, không để kẻ địch thâm nhập cài cắm nội gián, móc nối, phá hoại nội bộ, chống khuynh hướng “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Chủ động các giải pháp bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh môi trường, an ninh thông tin, an ninh văn hóa tư tưởng.... Chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm, tư tưởng sai trái, cơ hội và các yếu tố chính trị phức tạp khác.
- Tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, âm mưu thành lập các tổ chức chính trị đối lập, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ. Bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng trên địa bàn tỉnh. Tập trung giải quyết các vụ mâu thuẫn, khiếu kiện, đình công, lãn công, những vấn đề phức tạp có liên quan đến tôn giáo không để kéo dài, khiếu kiện vượt cấp và phát sinh thành “điểm nóng”, không để các thế lực thù địch lợi dụng kích động, chống phá gây mất ổn định chính trị.
Củng cố thế trận an ninh nhân dân trong nền quốc phòng toàn dân, xây dựng tỉnh Hải Dương thành khu vực phòng thủ vững chắc; tổ chức diễn tập tình huống chống biểu tình, bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn...Triển khai các lực lượng, phương tiện, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục có hiệu quả nếu xảy ra tình huống xấu.
3. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống tội phạm. Tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy. Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm kết hợp với đẩy mạnh công tác phòng ngừa, chủ động phát hiện và xử lý các vụ việc về ANTT từ cơ sở. Tập trung trấn áp các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm về ma túy, phòng ngừa ngăn chặn tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên,… Kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội.
- Các ngành nội chính tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, phối hợp chặt chẽ trong công tác bắt giữ, điều tra, xử lý tội phạm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm hoặc vi phạm.
5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ANTT
- Lực lượng công an thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý Nhà nước về ANTT trên các lĩnh vực, nhất là quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú; công tác phòng cháy chữa cháy; quản lý và thu hồi vũ khí, vật liệu nổ. Tập trung chỉ đạo thực hiện việc cấm sản xuất, tàng trữ, buôn bán, sử dụng trái phép các loại pháo; đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội. Thực hiện có hiệu quả giai đoạn II, Đề án 30 của của Chính Phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm 30% thủ tục hành chính nhằm phục vụ tốt hơn cho công dân và tổ chức, doanh nghiệp đồng thời quản lý chặt chẽ phục vụ yêu cầu quản lý trật tự xã hội.
- Tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, phấn đấu làm giảm tai nạn và ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
6. Phát động mạnh mẽ phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Lực lượng công an phối hợp với các cơ quan thông tin tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, nâng cao ý thức cảnh giác và tự giác tham gia công tác bảo vệ an ninh trật tự.. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm để nhân dân nâng cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chỉ đạo các thành viên phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an các cấp và các ngành trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Đưa công tác giữ gìn an ninh trật tự trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể
- Các cấp chính quyền, đoàn thể và lực lượng công an tăng cường công tác cảm hóa, giáo dục những người có quá khứ lầm lỗi tại địa bàn dân cư; tái hòa nhập cộng đồng cho số người sau cai nghiện, số tù tha, số đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng về. Thực hiện tốt các Nghị quyết liên tịch, quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an với các ngành và các tổ chức, đoàn thể trong công tác giữ gìn an ninh trật tự; phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Gắn công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Chỉ đạo thực hiện Đề án về xây dựng “Làng an toàn, khu dân cư an toàn, cơ quan, doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự” trên địa bàn toàn tỉnh coi đây là tiêu chí cơ bản để đánh giá làng, khu dân cư văn hóa, cơ quan văn hóa. Tăng cường xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng Công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở. Phát huy sức mạnh của các mô hình tự quản về an ninh trật tự như: tổ hòa giải, tổ liên gia, tổ an ninh, mô hình xóm phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học không có tội phạm và tệ nạn xã hội; nhân rộng các gương điển hình, tiên tiến, người tốt, việc tốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
7. Kiện toàn tổ chức, tăng cường đầu tư kinh phí, trang thiết bị cho lực lượng công an hoàn thành nhiệm vụ
- Công an tỉnh kiện toàn tổ chức bộ máy theo Nghị định 77/NĐ-CP của Chính Phủ. Xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện công tác an ninh trật tự năm 2011. Phát huy vai trò là nòng cốt trong công tác bảo vệ an ninh trật tự. Tăng cường công tác xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực nghiệp vụ của cán bộ chiến sỹ. Thực hiện tốt phong trào thi đua "Vì An ninh Tổ quốc"; tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh- Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
- Sở Kế hoạch đầu tư, Sở tài chính, Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm đầu tư kinh phí, trang thiết bị cho lực lượng công an các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức quán triệt nội dung chỉ thị này và xây dựng văn bản chỉ đạo thực hiện đến cơ sở. Công an tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp báo cáo Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |