Chỉ thị 04/CT-BCT năm 2021 về đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: 04/CT-BCT Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 19/02/2021 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CT-BCT

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG, TẠO ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công và Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020, những năm qua, hoạt động khuyến công cả nước nhìn chung đã đạt được nhng kết quả quan trọng, động viên và huy động được các nguồn lực tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hoạt động khuyến công ở nhiều địa phương vẫn chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay; lực lượng cán bộ làm công tác khuyến công còn thiếu; việc bo đảm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc còn khó khăn; mạng lưới cộng tác viên tại nhiều địa phương chưa được hình thành; kinh phí bố trí từ ngân sách các cp cho hoạt động khuyến công còn hạn chế, chưa thu hút nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia đầu tư, phát triển sản xuất.

Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác khuyến công thời gian tới, khắc phục hạn chế nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2020 về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quc gia giai đoạn 2021 - 2025; đây là căn cứ quan trọng đi vi công tác khuyến khích, htrợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia đầu tư phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn.

Đđẩy mạnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn tới theo đúng tinh thần, nội dung, quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP , Quyết định số 1881/QĐ-TTg , Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ thị:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, phối hp, triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn.

- Chỉ đạo Sở Công Thương xây dựng, sửa đổi, bsung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công của địa phương phù hợp quy định của pháp luật liên quan; ban hành và chỉ đạo trin khai hiệu quả Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2021-2025 phù hợp với điều kiện của địa phương và bối cảnh tình hình mới.

- Tăng cường nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công tại địa phương theo Chương trình khuyến công quốc gia và Chương trình khuyến công địa phương; lồng ghép, phi hợp các chương trình mục tiêu trên địa bàn để tăng hiệu quả cho hoạt động khuyến công. Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn.

- Chđạo công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và liên tục về chtrương, chính sách khuyến khích phát trin công nghiệp, tiu thủ công nghiệp, chính sách khuyến công.

- Xác định rõ vai trò Sở Công Thương là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương. Phân công các Sngành liên quan, y ban nhân dân cấp huyện phối hợp, htrợ Sở Công Thương trong việc thực hiện hiệu qucác hoạt động khuyến công tại địa phương.

- Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức khuyến công trên địa bàn theo định hướng, chtrương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gắn với với yêu cu nhiệm vụ của ngành Công Thương; tchức bộ máy theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động; đầu tư nâng cấp trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các Trung tâm khuyến công theo hướng chuyên nghiệp; bố trí đủ biên chế; có chính sách bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác khuyến công; xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Tổ chức khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến công.

2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Giám đốc Sở Công Thương tổ chức quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò của công tác khuyến công trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; nâng cao tinh thần trách nhiệm của Lãnh đạo Sở, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện các hoạt động khuyến công; tạo sự gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn.

- Hướng dẫn, chỉ đạo Trung tâm khuyến công tập trung xây dựng các đề án điểm, đề án nhóm theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng đim phù hợp với tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương; đồng bộ với các chương trình htrợ về đất đai, ưu đãi đầu tư, tín dụng và đặc biệt là khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nội dung hoạt động, bảo đảm phát huy ti đa ngun lực, năng lực hiện có của các cơ sở công nghiệp nông thôn.

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí khuyến công đm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích và đúng các quy định pháp luật hiện hành.

3. Các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương chịu trách nhiệm:

a) Cục Công Thương địa phương:

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công theo Quyết định số 1881/QQĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính ph; đồng thời theo dõi, đôn đốc kiểm tra tình hình triển khai Chỉ thị này.

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công cho phù hợp với bối cảnh tình hình mới.

- Phi hợp với các cơ quan truyn thông tuyên truyn thường xuyên, rộng rãi để nhân dân, doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn nắm bắt và tham gia tích cực các nội dung hoạt động khuyến công.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát các đề án khuyến công quốc gia hàng năm.

b) Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp:

Phối hợp với Cục Công Thương địa phương rà soát, tham mưu cấp thẩm quyền về kế hoạch ngân sách, dự toán kinh phí khuyến công quốc gia hàng năm, các quy định tài chính liên quan, định mức kinh tế kỹ thuật về dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khuyến công.

c) Vụ Tổ chức cán bộ:

Rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền có ý kiến với các Bộ ngành liên quan để hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó có hoạt động khuyến công.

d) Văn phòng Bộ:

Phối hợp với Cục Công Thương địa phương thực hiện truyền thông các sự kiện, hoạt động khuyến công quốc gia nổi bật; thực hiện công tác thi đua khen thưởng, trình cấp có thẩm quyền xem xét khen thưng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến công hàng năm, giai đoạn.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương (qua Cục Công Thương địa phương) để xem xét, chỉ đạo giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tưng Chính phủ (để b/c);
- PTTgCP Trịnh Đ
ình Dũng (đ b/c);
- V
ăn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- UBND các t
nh/TP trực thuộc TW (đ p/h chđạo);
- Sở Công Thương các t
nh/TP trực thuộc TW;
- VP Bộ, Các Vụ: TCCB, TC, PC;
- Website BCT;
- Lưu: VT, CTĐP (10).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 





Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công Ban hành: 21/05/2012 | Cập nhật: 23/05/2012