Chỉ thị 04/2016/CT-CA về tăng cường công tác phát triển và công bố án lệ; áp dụng án lệ trong xét xử do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu: 04/2016/CT-CA Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành: 30/05/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tố tụng và các phương thức giải quyết tranh chấp, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 04/2016/CT-CA

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VVIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÁT TRIN VÀ CÔNG BÁN LỆ; ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG XÉT XỬ

Ngày 24-11-2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chun mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bán lệ đcác Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”; Khoản 5 Điều 27 Luật tổ chức Tòa án nhân dân thì một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là: “Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tng kết phát triển án lệ, công bán lệ”. Đtriển khai thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, ngày 28-10-2015, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Ngày 06-4-2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 220/QĐ-CA về việc công bố 06 án lệ được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác phát triển án lệ và công bố án lệ, áp dụng án lệ trong xét xử, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ thị:

I. Phân công nhiệm vụ

1. Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao khẩn trương tổ chức quán triệt cho Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh tư pháp khác trong cơ quan, đơn vị mình về nội dung của các án lệ đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố để nghiên cứu, áp dụng hiệu quả trong xét xử.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Vụ trưởng các Vụ Giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân tối cao tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc rà soát, phát hiện bản án, quyết định có tính chuẩn mực của Tòa án để đề xuất phát triển thành án lệ; tổ chức thực hiện trong cơ quan, đơn vị mình phong trào thi đua “Nâng cao chất lượng bản án, quyết đnh của Tòa án tạo nguồn phát triển án lệ”.

3. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học là đơn vị thường trực giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong công tác phát triển án lệ; nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện mẫu bản án, quyết định của Tòa án trình Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, ban hành để áp dụng thống nhất trong xét xử.

4. Học viện Tòa án phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ năng viết bản án, quyết định của Tòa án theo mẫu bản án, quyết định được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua; kỹ năng nghiên cứu, viện dẫn án lệ trong xét xử cho Thẩm phán và các chức danh tư pháp.

5. Vụ Thi đua - Khen thưởng xây dựng và phát động phong trào thi đua “Nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án tạo nguồn phát triển án lệ; đưa nội dung “Có bản án, quyết định được lựa chọn phát triển thành án lệ” là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng đối với Thẩm phán và các chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân.

6. Vụ Tổng hợp phối hợp với Văn phòng và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng chuyên trang thông tin thuộc Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao về án lệ để phục vụ cho công tác phát triển án lệ, tra cu, áp dụng án lệ; bảo đảm trang thông tin về án lệ phải có đầy đủ thông tin về các bản án, quyết định của Tòa án được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ; các án lệ đã được công bố để nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

7. Tạp chí Tòa án nhân dân, Báo Công lý đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phbiến về án lệ; xây dựng chuyên Mục, chuyên đề về án lệ để đăng tải các bản án, quyết định được lựa chọn, đề xuất phát triển thành án lệ; đăng tải án lệ.

8. Vụ Hp tác quốc tế phối hp với Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học xây dựng, đề xuất kế hoạch nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về án lệ với các nước trên thế giới để học tập kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc áp dụng án lệ trong xét xử, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

9. Cục Kế hoạch - Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị kinh phí, xây dựng quy chế chi tiêu trong hoạt động phát hiện, đề xuất, lựa chọn, công bố án lệ, bảo đảm việc sử dụng kinh phí minh bạch, Tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.

II. Tổ chức thực hiện

1. Các đồng chí Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo đơn vị do mình phụ trách thực hiện các nhiệm vụ được phân công; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm
túc các nhiệm vụ được giao theo Chỉ thị này.

2. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao là đơn vị thường trực theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị này và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ban Nội chính TW;
- Ban Chỉ đạo CCTPTW;
- Các đ/c PCA TANDTC (để chỉ đạo thực hiện);
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc TANDTC,
Chánh án TAND và TAQS (để thực hiện);
- Lưu: VT TANDTC, Vụ PC&QLKH.

CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

 

Điều 22. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
...

2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...

c) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;

Xem nội dung VB
Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
...

5. Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ.

Xem nội dung VB
Điều 3. Rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ

1. Việc rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ được thực hiện như sau:

a) Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương tổ chức tổng kết thực tiễn xét xử để đề xuất những vấn đề cần hướng dẫn; căn cứ vào các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này tổ chức rà soát, phát hiện các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình, các Tòa án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ và đề nghị Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương xem xét, đánh giá.

Trường hợp bản án, quyết định đã đưa ra xem xét, đánh giá có nội dung đáp ứng các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này thì Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Toà án quân sự quân khu và tương đương gửi báo cáo về Toà án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học), trong đó đánh giá thực tiễn xét xử và pháp luật liên quan đến đề xuất lựa chọn án lệ; nêu rõ bản án, quyết định có chứa đựng nội dung đề xuất lựa chọn để phát triển thành án lệ; nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ; ý kiến đánh giá của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương (kèm theo bản án, quyết định được đề xuất);

b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương tổ chức tổng kết thực tiễn xét xử để đề xuất những vấn đề cần hướng dẫn; căn cứ vào các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này tổ chức rà soát, phát hiện các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án mình và đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương xem xét, đánh giá.

Trường hợp bản án, quyết định đã đưa ra xem xét, đánh giá có nội dung đáp ứng các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này thì Chánh án Toà án nhân dân cấp cao, Chánh án Toà án quân sự trung ương gửi báo cáo về Toà án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học), trong đó đánh giá thực tiễn xét xử và pháp luật liên quan đến đề xuất lựa chọn án lệ; nêu rõ bản án, quyết định có chứa đựng nội dung đề xuất lựa chọn phát triển thành án lệ; nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ; ý kiến đánh giá của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự trung ương (kèm theo bản án, quyết định được đề xuất);

c) Vụ trưởng các Vụ Giám đốc kiểm tra Toà án nhân dân tối cao căn cứ vào các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này tổ chức rà soát, phát hiện các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của các Toà án khác, gửi báo cáo về Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Toà án nhân dân tối cao, trong đó đánh giá thực tiễn xét xử và pháp luật liên quan đến đề xuất lựa chọn án lệ; nêu rõ bản án, quyết định có chứa đựng nội dung đề xuất lựa chọn phát triển thành án lệ; nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ (kèm theo bản án, quyết định được đề xuất);

d) Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể gửi đề xuất lựa chọn các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án đáp ứng các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này cho Toà án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để phát triển thành án lệ.

2. Việc tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ của các Toà án được tiến hành theo định kỳ 06 tháng.

Xem nội dung VB