Chỉ thị 03/CT-VKSTC năm 2017 về tăng cường việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu: 03/CT-VKSTC Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Lê Minh Trí
Ngày ban hành: 28/12/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tố tụng và các phương thức giải quyết tranh chấp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CT-VKSTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG VIỆC THỈNH THỊ, TRẢ LỜI THỈNH THỊ, HƯỚNG DẪN, GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC, THÔNG BÁO RÚT KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

Thời gian qua, việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được những kết quả tích cực; các thỉnh thị về đường lối giải quyết vụ án, vướng mắc về nhận thức, áp dụng pháp luật và nghiệp vụ kiểm sát đã được hướng dẫn, giải đáp kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này vẫn còn có một số hạn chế, như: một số thỉnh thị không được trả lời hoặc trả lời chậm, trả lời còn mang tính chung chung, không rõ ràng, không sát với yêu cầu thỉnh thị; một số vướng mắc trong nhận thức, áp dụng pháp luật và nghiệp vụ kiểm sát chưa được hướng dẫn, giải đáp kịp thời; một số thông báo rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức, số lượng thông báo rút kinh nghiệm được ban hành còn ít.

Đtăng cường hiệu quả việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ sau đây:

1. Quán triệt, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và quy định của ngành Kiểm sát liên quan đến việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm; xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Kết quả thực hiện công tác này là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, là căn cứ để bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của mỗi cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát.

2. Về tăng cường việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị:

2.1. Viện kiểm sát cấp dưới tăng cường tính chủ động, thực hiện nghiêm việc thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên trong phạm vi thẩm quyền, lĩnh vực công tác được phân công quản lý, theo dõi đối với những vụ, việc được quy định trong Danh mục C của Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 279/QĐ/VKSTC ngày 01/8/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao (sau đây gọi tắt là Quy chế số 279). Quy trình, thủ tục thỉnh thị phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 19 Quy chế số 279.

Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu trách nhiệm về việc không thỉnh thị hoặc thỉnh thị chậm đối với những vụ, việc nêu trên, dẫn đến để xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Viện kiểm sát cấp dưới có trách nhiệm theo dõi, kiến nghị Viện kiểm sát cấp trên trả lời thỉnh thị. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên không trả lời hoặc chậm trả lời thỉnh thị thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới phải trực tiếp báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, giải quyết.

Viện kiểm sát cấp dưới thực hiện ý kiến trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp trên theo đúng quy định của Quy chế số 279. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ ý kiến trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp trên mà không giải trình được lý do chính đáng. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên trả lời thỉnh thị không cụ thể, rõ ràng hoặc không đúng quy định của pháp luật thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới phải trực tiếp báo cáo Viện trưởng VKSND cấp trên một cấp xem xét, giải quyết.

Thỉnh thị về vụ, việc cụ thể, về áp dụng quy chế, hệ thống biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ, về giải quyết bồi thường của Nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát được thực hiện theo các quy định của ngành Kiểm sát.

2.2. Viện kiểm sát cấp trên nhận được thỉnh thị mà thấy không đúng thẩm quyền, không đúng lĩnh vực công tác được phân công quản lý, theo dõi thì chuyển ngay thỉnh thị đến Viện kiểm sát hoặc đơn vị có thẩm quyền để giải quyết, đồng thời thông báo cho Viện kiểm sát đã thỉnh thị biết.

Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết mà thấy nội dung báo cáo thỉnh thị không rõ, quy trình, thủ tục báo cáo thỉnh thị không đúng quy định tại Điều 19 Quy chế số 279 thì phải kịp thời yêu cầu, hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới thực hiện theo đúng quy định.

Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên phân công Kiểm sát viên nghiên cứu, xây dựng văn bản trả lời thỉnh thị theo đúng thời hạn quy định, trường hợp phải kéo dài thời hạn trả lời thỉnh thị do phải trao đi với liên ngành hoặc báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát thì thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới biết. Nội dung trả lời thỉnh thị phải rõ ràng, cụ thể, chất lượng, đúng với nội dung thỉnh thị, theo đúng quy định của pháp luật và bảo đảm tính kịp thời.

Đối với thỉnh thị liên quan đến công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra khi trả lời thỉnh thị VKSND cấp tỉnh cần phải trao đổi thống nhất với VKSND cấp cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kim sát xét xử sơ thẩm thuộc VKSND cấp tỉnh khi trả lời thỉnh thị VKSND cấp huyện thì cần trao đổi thống nhất với Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm cùng cấp.

Sau khi trả lời thỉnh thị, Viện kiểm sát cấp trên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của Viện kiểm sát cấp dưới. Trường hợp Viện kiểm sát cấp dưới không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ văn bản trả lời thỉnh thị thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới có văn bản giải trình, đồng thời tổng hợp để báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao xem xét, quyết định.

3. Về tăng cường việc hướng dẫn, giải đáp vướng mắc:

Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp các vướng mắc về nhận thức, áp dụng pháp luật và nghiệp vụ kiểm sát để kịp thời nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp vướng mắc.

Trường hợp vướng mắc của VKSND cấp huyện về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử thì VKSND cấp tỉnh phải nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn, giải đáp vướng mc. Nếu VKSND cấp tỉnh không hướng dẫn, giải đáp được mới hỏi VKSND cấp cao hoặc VKSND tối cao. Trường hợp vướng mắc của VKSND cấp tỉnh về công tác thực hành quyền công tố, kim sát xét xử thì VKSND cấp cao phải nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn, giải đáp vướng mc. Nếu VKSND cấp cao không hướng dẫn, giải đáp được mới hỏi VKSND ti cao.

Trong trường hợp nội dung hướng dẫn, giải đáp vướng mắc liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành Kiểm sát hoặc vượt quá thm quyn thì các đơn vị Viện kiểm sát cấp trên phải trao đổi, thống nhất với cơ quan, đơn vị có liên quan trước khi ban hành văn bản hướng dẫn, giải đáp vướng mắc. Trường hợp không thống nhất được quan điểm giải quyết giữa các cơ quan, đơn vị thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm báo cáo ngay với các cơ quan, người có thẩm quyền để giải quyết.

Đối với những vụ, việc gặp vướng mắc ở nhiều Viện kiểm sát cấp dưới trong phạm vi thẩm quyền thì Viện kiểm sát cấp trên kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn, giải đáp vướng mắc chung.

4. Về tăng cường việc thông báo rút kinh nghiệm:

Viện kiểm sát cấp trên ban hành thông báo rút kinh nghiệm trong trường hợp phát hiện có vi phạm, thiếu sót trong hoạt động tố tụng của đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp mình và của Viện kiểm sát cấp dưới để rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục.

Trường hợp có nhiều Viện kiểm sát cấp dưới trong phạm vi thẩm quyền vi phạm, thiếu sót trong hoạt động tố tụng thì Viện kiểm sát cấp trên kịp thời ban hành thông báo rút kinh nghiệm chung.

Việc gửi thông báo rút kinh nghiệm được thực hiện theo quy định của ngành Kiểm sát.

5. Về tổ chức thực hiện:

5.1. Yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm tại Viện kim sát cấp mình.

5.2. Giao Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát quân sự trung ương, đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND, Viện kiểm sát quân sự các cấp và các cơ quan hữu quan phát hành các ấn phẩm về việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong ngành Kim sát.

5.3. Viện kiểm sát quân sự trung ương, đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao có trách nhiệm gửi các văn bản trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm về Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học để tổng hợp, theo dõi.

5.4. Tạp chí Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật, Trang Thông tin điện tử của Viện kiểm sát các cấp thông tin, tuyên truyền việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong ngành Kiểm sát.

5.5. Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc VKSND tối cao và Viện kiểm sát các cấp xây dựng, hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi, quản lý việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong ngành Kiểm sát.

5.6. Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Kế hoạch tài chính có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường nguồn lực và các điều kiện bảo đảm đthực hiện tốt việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm.

5.7. Thanh tra VKSND tối cao, Thanh tra VKSND cấp cao, Thanh tra VKSND cấp tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong phạm vi thẩm quyền; định kỳ hoặc đột xuất tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra công tác này; kịp thời báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình về biện pháp xử lý nghiêm minh đối với người thiếu trách nhiệm, để nhiều vụ, việc tồn đọng, không thỉnh thị, chậm trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm hoặc trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm không chính xác, không đúng với quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát.

5.8. Vụ Thi đua - Khen thưởng theo dõi, đề xuất các biện pháp khuyến khích, động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều kết quả, thành tích trong việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong ngành Kiểm sát; không đề nghị xét các danh hiệu thi đua với các đơn vị, cá nhân có nhiều vi phạm, thiếu sót trong công tác này.

Vụ Thi đua - Khen thưởng đề xuất việc quy định bổ sung các tỷ lệ, chỉ tiêu thi đua về việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm vào hệ thống chỉ tiêu thi đua hàng năm của ngành Kiểm sát.

5.9. Yêu cầu trong báo cáo công tác định kỳ phải có nội dung thống kê về số lượng, phân tích, đánh giá về chất lượng việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát cấp mình.

5.10. Giao Văn phòng chủ trì, phối hợp với đơn vị thuộc VKSND tối cao giúp Viện trưởng VKSND tối cao theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này./.

 

 

Nơi nhận:
- Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để báo cáo);
- Ban Nội chính Trun
g ương (để báo cáo);
- Lãnh đạo VKSND t
i cao (đchỉ đạo thực hiện);
- VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Viện kiểm sát quân sự trung ương;
- VKSND cấp cao 1, 2, 3;

- Đơn vị thuộc VKSND tối cao;
- Lưu: VT, Vụ 14.

VIỆN TRƯỞNG




Lê Minh Trí

 

 

 

Điều 19. Báo cáo thỉnh thị và trả lời thỉnh thị

1. Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên trong phạm vi thẩm quyền hoặc lĩnh vực công tác được phân công quản lý, theo dõi đối với những vụ, việc được quy định trong Danh mục C của Quy chế này và những vụ, việc có vướng mắc về nhận thức pháp luật, đường lối giải quyết. Báo cáo thỉnh thị phải bằng văn bản, do lãnh đạo Viện kiểm sát ký và kèm theo hồ sơ vụ, việc.

2. Báo cáo thỉnh thị về việc áp dụng pháp luật do Vụ pháp chế và Quản lý khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lời; báo cáo thỉnh thị về vụ việc cụ thể do các đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp trả lời; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao chỉ trả lời báo cáo thỉnh thị về đường lối xét xử vụ án, vụ việc cụ thể thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi thẩm quyền theo địa hạt tư pháp.

3. Những vụ việc thỉnh thị về đường lối giải quyết án thì trước khi thỉnh thị phải được thảo luận trong tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện hoặc Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Báo cáo thỉnh thị phải đề xuất cụ thể các phương án giải quyết, nêu cả ý kiến của cấp ủy và các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương (nếu có).

Trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Viện kiểm sát có thẩm quyền trả lời thỉnh thị, lãnh đạo Viện kiểm sát đã thỉnh thị cùng với Kiểm sát viên được giao giải quyết vụ, việc trực tiếp báo cáo các nội dung liên quan đến việc thỉnh thị.

4. Việc trả lời thỉnh thị phải bằng văn bản; thời hạn trả lời thỉnh thị như sau:

a) Trong thời hạn 06 ngày làm việc đối với Viện kiểm sát cấp tỉnh; trong thời hạn 12 ngày làm việc đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao kể từ khi nhận được báo cáo thỉnh thị và đầy đủ hồ sơ. Hết thời hạn nêu trên, nếu Viện kiểm sát cấp trên chưa trả lời thì phải thông báo lý do và thời hạn trả lời để Viện kiểm sát thỉnh thị biết.

b) Trong trường hợp cần thiết thì có thể kéo dài thời hạn trả lời thỉnh thị nhưng tối đa không quá 15 ngày làm việc đối với Viện kiểm sát cấp tỉnh, 25 ngày làm việc đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao kể từ khi nhận được báo cáo thỉnh thị và đầy đủ hồ sơ.

5. Các văn bản trả lời thỉnh thị có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên, Viện kiểm sát cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh. Các đơn vị nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên khi được lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp ủy quyền thì trước khi có văn bản trả lời thỉnh thị cho Viện kiểm sát cấp dưới cần thảo luận kỹ giữa lãnh đạo đơn vị và Kiểm sát viên thụ lý vụ, việc và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp về ý kiến trả lời.

a) Viện kiểm sát cấp dưới phải thực hiện ý kiến trả lời thỉnh thị của các đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp trên, nếu không nhất trí thì phải có văn bản nêu rõ lý do với đơn vị trực tiếp trả lời thỉnh thị và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trả lời thỉnh thị biết để tiếp tục chỉ đạo.

b) Trong trường hợp việc trả lời thỉnh thị liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều đơn vị khác trong cùng một cấp kiểm sát hoặc liên quan đến thẩm quyền giải quyết của các cơ quan thuộc ngành khác cùng cấp thì Viện kiểm sát trả lời thỉnh thị phải trao đổi thống nhất với cơ quan, đơn vị đó để bảo đảm việc thống nhất thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị cấp dưới.

c) Sau khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát hoặc hướng dẫn nghiệp vụ của đơn vị thuộc Viện kiểm sát cấp trên, Viện kiểm sát cấp thỉnh thị thực hiện theo thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.

Xem nội dung VB
Điều 19. Báo cáo thỉnh thị và trả lời thỉnh thị

1. Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên trong phạm vi thẩm quyền hoặc lĩnh vực công tác được phân công quản lý, theo dõi đối với những vụ, việc được quy định trong Danh mục C của Quy chế này và những vụ, việc có vướng mắc về nhận thức pháp luật, đường lối giải quyết. Báo cáo thỉnh thị phải bằng văn bản, do lãnh đạo Viện kiểm sát ký và kèm theo hồ sơ vụ, việc.

2. Báo cáo thỉnh thị về việc áp dụng pháp luật do Vụ pháp chế và Quản lý khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lời; báo cáo thỉnh thị về vụ việc cụ thể do các đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp trả lời; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao chỉ trả lời báo cáo thỉnh thị về đường lối xét xử vụ án, vụ việc cụ thể thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi thẩm quyền theo địa hạt tư pháp.

3. Những vụ việc thỉnh thị về đường lối giải quyết án thì trước khi thỉnh thị phải được thảo luận trong tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện hoặc Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Báo cáo thỉnh thị phải đề xuất cụ thể các phương án giải quyết, nêu cả ý kiến của cấp ủy và các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương (nếu có).

Trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Viện kiểm sát có thẩm quyền trả lời thỉnh thị, lãnh đạo Viện kiểm sát đã thỉnh thị cùng với Kiểm sát viên được giao giải quyết vụ, việc trực tiếp báo cáo các nội dung liên quan đến việc thỉnh thị.

4. Việc trả lời thỉnh thị phải bằng văn bản; thời hạn trả lời thỉnh thị như sau:

a) Trong thời hạn 06 ngày làm việc đối với Viện kiểm sát cấp tỉnh; trong thời hạn 12 ngày làm việc đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao kể từ khi nhận được báo cáo thỉnh thị và đầy đủ hồ sơ. Hết thời hạn nêu trên, nếu Viện kiểm sát cấp trên chưa trả lời thì phải thông báo lý do và thời hạn trả lời để Viện kiểm sát thỉnh thị biết.

b) Trong trường hợp cần thiết thì có thể kéo dài thời hạn trả lời thỉnh thị nhưng tối đa không quá 15 ngày làm việc đối với Viện kiểm sát cấp tỉnh, 25 ngày làm việc đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao kể từ khi nhận được báo cáo thỉnh thị và đầy đủ hồ sơ.

5. Các văn bản trả lời thỉnh thị có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên, Viện kiểm sát cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh. Các đơn vị nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên khi được lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp ủy quyền thì trước khi có văn bản trả lời thỉnh thị cho Viện kiểm sát cấp dưới cần thảo luận kỹ giữa lãnh đạo đơn vị và Kiểm sát viên thụ lý vụ, việc và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp về ý kiến trả lời.

a) Viện kiểm sát cấp dưới phải thực hiện ý kiến trả lời thỉnh thị của các đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp trên, nếu không nhất trí thì phải có văn bản nêu rõ lý do với đơn vị trực tiếp trả lời thỉnh thị và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trả lời thỉnh thị biết để tiếp tục chỉ đạo.

b) Trong trường hợp việc trả lời thỉnh thị liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều đơn vị khác trong cùng một cấp kiểm sát hoặc liên quan đến thẩm quyền giải quyết của các cơ quan thuộc ngành khác cùng cấp thì Viện kiểm sát trả lời thỉnh thị phải trao đổi thống nhất với cơ quan, đơn vị đó để bảo đảm việc thống nhất thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị cấp dưới.

c) Sau khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát hoặc hướng dẫn nghiệp vụ của đơn vị thuộc Viện kiểm sát cấp trên, Viện kiểm sát cấp thỉnh thị thực hiện theo thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.