Chỉ thị 02/CT-UBND về công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật năm 2014
Số hiệu: | 02/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang | Người ký: | Chẩu Văn Lâm |
Ngày ban hành: | 21/02/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-UBND |
Tuyên Quang, ngày 21 tháng 02 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2014
Hiện nay, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên toàn quốc đang diễn biến rất phức tạp; đặc biệt là dịch cúm gia cầm với sự xuất hiện của nhiều chủng vi rút cúm khác nhau cả trên người và động vật; dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 11 tỉnh trong cả nước và có nguy cơ lan rộng.
Năm 2013, tỷ lệ tiêm phòng một số loại vắc xin trên địa bàn tỉnh chưa đạt theo quy định, nên nguy cơ cảm nhiễm, lây lan và phát sinh dịch bệnh gia súc, gia cầm là rất cao.
Để đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm; chủ động phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả và ngăn chặn, khống chế kịp thời các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhằm phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỈ THỊ:
Giám đốc sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố khẩn trương thực hiện các biện pháp đẩy mạnh công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm và phòng chống dịch bệnh năm 2014, cụ thể như sau:
1. Về tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm:
1.1. Các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc:
a) Đàn trâu, bò: bệnh Lở mồm long móng và bệnh tụ huyết trùng.
b) Đàn lợn: bệnh Dịch tả lợn, bệnh Tụ huyết trùng; lợn nái, lợn đực giống tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng.
c) Đàn dê: bệnh Lở mồm long móng.
d) Đàn gia cầm: bệnh Niu - cát - xơn, Tụ huyết trùng. Đàn vịt: bệnh Dịch tả.
đ) Đàn chó, mèo: bệnh Dại.
1.2. Các bệnh không thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc là các bệnh không nêu tại mục 1.1 điểm 1 Chỉ thị này như: bệnh Lép tô, bệnh Phó thương hàn, bệnh Phù đầu... khuyến khích người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng, Chi cục Thú y chịu trách nhiệm cung ứng vắc xin (có thu tiền) theo nhu cầu đăng ký của các hộ chăn nuôi với nhân viên thú y xã và Trạm thú y các huyện, thành phố.
1.3. Cơ chế, chính sách hỗ trợ:
a) Về vắc xin:
- Hỗ trợ 100% tiền mua vắc xin Lở mồm long móng tiêm phòng cho đàn trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống và vắc xin Dịch tả lợn cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh (riêng đối với các trang trại chăn nuôi bò sữa phải tự đảm bảo kinh phí mua các loại vắc xin để tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc của trang trại).
- Hỗ trợ 100% vắc xin tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn, gia cầm; bệnh Niu - cát - xơn ở gà; bệnh Dịch tả vịt cho các hộ chăn nuôi thuộc xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2014-2015 (theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ) và các thôn, bản đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2014 của Ủy ban dân tộc).
b) Tiền công tiêm phòng: hỗ trợ tiền công tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống và Dịch tả lợn; định mức theo quy định tại Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
1.4. Tổ chức thực hiện:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ động phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với công tác tiêm phòng bằng nhiều hình thức: phát thanh, truyền hình; phát tờ rơi, tờ gấp; truyền thanh không dây...
- Xây dựng kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên toàn tỉnh. Chỉ đạo Chi cục Thú y cung ứng đầy đủ các loại vắc xin đúng tiến độ tiêm phòng của các huyện, thành phố và hướng dẫn kỹ thuật tiêm phòng; xử lý các tình huống trong tiêm phòng. Tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả tiêm phòng trên địa bàn toàn tỉnh.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp đối với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người.
b) Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí kinh phí mua vắc xin, hỗ trợ tiền công tiêm phòng; hướng dẫn trình tự thủ tục thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền công tiêm phòng theo quy định.
c) Các sở: Y tế, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin truyền thông, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền vận động để nhân dân thực hiện có hiệu quả công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm năm 2014; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp không chấp hành tiêm phòng bắt buộc cho gia súc, gia cầm để dịch bệnh phát sinh lây lan trên địa bàn.
d) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, thành phố. Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp huyện, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch tiêm phòng trên địa bàn theo tiến độ được giao (tổ chức đợt cao điểm thực hiện tiêm phòng vụ Xuân - Hè vào tháng 3, tháng 4; vụ Thu – Đông vào tháng 9, tháng 10 để tập trung chỉ đạo, đôn đốc và triển khai thực hiện công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất).
- Chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn phối hợp với các tổ chức đoàn thể tập trung tổ chức tuyên truyền sâu, rộng đến toàn thể nhân dân, để mọi người nhận thức rõ ý nghĩa, tác dụng của việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm và tự giác, chủ động chấp hành nghiêm việc thực hiện; đồng thời thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác tiêm phòng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả tiêm phòng và việc quản lý, sử dụng vắc xin, công tiêm phòng trên địa bàn huyện, thành phố.
đ) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: xây dựng kế hoạch tiêm phòng chi tiết đến từng thôn, xóm, bản, tổ nhân dân; tổ chức thực hiện tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ quy định. Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp xã để trực tiếp chỉ đạo triển khai, kiểm tra và đôn đốc thực hiện tiêm phòng và chịu trách nhiệm về kết quả tiêm phòng trên địa bàn.
e) Trưởng thôn, bản, tổ nhân dân (xóm): tổ chức họp nhân dân quán triệt kế hoạch tiêm phòng của Ủy ban nhân dân cấp xã, lịch tiêm phòng, tuyên truyền cho nhân dân trong địa bàn quản lý về trách nhiệm của chủ vật nuôi trong việc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, các loại bệnh phải tiêm phòng bắt buộc, cơ chế hỗ trợ của tỉnh trong tiêm phòng và ký cam kết thực hiện tiêm phòng.
f) Chủ vật nuôi: chấp hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định; nếu không chấp hành việc tiêm phòng và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho vật nuôi theo quy định sẽ không được hưởng hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước khi có dịch xảy ra theo quy định tại Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 và Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp mức độ vi phạm gây ảnh hưởng đến cộng đồng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Về các biện pháp phòng chống dịch bệnh năm 2014.
2.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm:
a) Đối với công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm:
- Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch cúm gia cầm theo kế hoạch hành động khẩn cấp của tỉnh và địa phương.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp để phòng chống bệnh cúm cho người và gia cầm; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức giám sát đến tận trang trại, hộ chăn nuôi gia cầm, lò ấp trứng, chợ buôn bán, cơ sở giết mổ gia cầm trên địa bàn nhằm phát hiện nhanh các trường hợp gia cầm mắc bệnh, chết nghi do cúm gia cầm để xử lý kịp thời.
- Các trường hợp nghi ngờ có gia cầm mắc bệnh cúm phải tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Thường xuyên chỉ đạo công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường, chuồng nuôi gia súc, gia cầm, các chợ buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
- Tại các Trạm kiểm dịch động vật bố trí đầy đủ lực lượng công an, quản lý thị trường, thú y thường trực làm việc, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn theo đúng quy định của Pháp lệnh thú y; xử lý nghiêm những trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch thú y theo quy định.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để tình trạng kinh doanh, buôn bán gia cầm làm lây lan dịch bệnh, hoặc xảy ra trường hợp có người bị nhiễm bệnh từ cúm gia cầm tại địa bàn của mình.
b) Đối với công tác phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc và bệnh tai xanh ở lợn:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường thị trấn, khu dân cư và các hộ gia đình, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định của Pháp lệnh Thú y và chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y.
- Quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn. Tổ chức hệ thống giám sát dịch bệnh thú y đến từng hộ, trại chăn nuôi, nhất là các khu vực chăn nuôi chưa đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và an toàn sinh học.
- Phổ biến tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức để người chăn nuôi hiểu rõ về những tác hại của dịch bệnh; tuân thủ các quy định về tiêm phòng, khai báo kiểm dịch, tiêu độc, sát trùng chuồng trại sau xuất chuồng; vận động người chăn nuôi thực hiện nghiêm "5 không": không giấu dịch; không mua gia súc, sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rông, vận chuyển gia súc bị mắc bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh bừa bãi; phổ biến các biện pháp hiệu quả về chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh tiêu độc chuồng trại, nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn gia súc bảo đảm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn và tiêm phòng bổ sung theo lứa tuổi đúng quy định của cơ quan Thú y. Xác định nhiệm vụ tiêm phòng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là một nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ quản lý tại các địa phương.
c) Đối với công tác phòng, chống bệnh Dại:
- Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư, về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết chó nghi mắc bệnh Dại, các biện pháp phòng chống bệnh Dại hiệu quả. Tuyên truyền, vận động nhân dân giám sát, phát hiện và báo cho chính quyền, cơ quan thú y các trường hợp chó, mèo, động vật khác nghi mắc bệnh Dại để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo; thực hiện việc quản lý đàn chó nuôi chặt chẽ đến từng hộ gia đình theo đúng quy định; hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để xử lý vết thương và tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho người, ngăn ngừa tử vong do chó dại cắn.
2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
2.3. Các sở, ban, ngành của tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định của Pháp lệnh Thú y.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác tiêm phòng và phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đảm bảo an toàn vệ sinh thú y, bảo vệ sức khỏe cho con người và hạn chế thiệt hại, thúc đẩy phát triển chăn nuôi của tỉnh.
Giám đốc sở, ban, ngành; Thủ trưởng đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 23/09/2020 | Cập nhật: 26/09/2020
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2016 về xuất cấp lương thực từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bến Tre Ban hành: 20/07/2016 | Cập nhật: 23/07/2016
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 - 09/7/2012) Ban hành: 15/06/2012 | Cập nhật: 20/06/2012
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Ban hành: 23/08/2011 | Cập nhật: 25/08/2011
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2010 điều động bổ nhiệm ông Trịnh Đình Dũng giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng Ban hành: 21/05/2010 | Cập nhật: 28/05/2010
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2008 về việc phân loại đơn vị hành chính đối với tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 06/10/2008 | Cập nhật: 16/10/2008
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Ban hành: 05/06/2008 | Cập nhật: 10/06/2008
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2007 về việc tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ Ban hành: 25/10/2007 | Cập nhật: 26/10/2007
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 07/06/2007 | Cập nhật: 19/06/2007
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2006 về việc Thiếu tướng An ninh nhân dân Phạm Quốc Hùng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an nghỉ công tác để chữa bệnh Ban hành: 03/11/2006 | Cập nhật: 25/11/2006
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2006 về việc thí điểm thành lập Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 15/05/2006 | Cập nhật: 27/05/2006