Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2019 về triển khai đồng bộ giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Số hiệu: 02/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Nguyễn Văn Trăm
Ngày ban hành: 04/03/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-UBND

Bình Phước, ngày 04 tháng 03 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đến nay đã có 20 quốc gia xuất hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và đã có hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy. Tại Trung Quốc, theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 17/2/2019, đã có 105 ổ Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 25 tỉnh (trong đó, có tỉnh Vân Nam và Quảng Đông gần biên giới với Việt Nam) và đã có hơn 950.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT, thời gian vừa qua đã xuất hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 02 hộ chăn nuôi tại 02 xã của tỉnh Hưng Yên, 06 hộ chăn nuôi tại 01 xã của tỉnh Thái Bình và 01 hộ của thành phố Hải Phòng. Nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi trong thời gian tới là rất cao.

Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi,

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo quy định của Luật Thú y; Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm và lây lan tại Việt Nam; Công điện số 1237/CĐ-BNN-TY ngày 22/2/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường kiểm soát buôn bán, giết mổ, vận chuyn lợn và sản phẩm từ thịt lợn để phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Công văn số 2698/UBND-KT ngày 19/9/2018 về việc khẩn trương triển khai các biện pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 19/2/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh năm 2019, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Trực tiếp chỉ đạo tập trung các nguồn lực của địa phương để tổ chức ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh; Tăng cường giám sát, kiểm soát phát hiện và xử lý khống chế kịp thời, không để lây lan; tổ chức xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc (bằng vôi bột, hóa chất...); kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch làm lây lan dịch bệnh.

b) Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật, đoàn công tác liên ngành và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để tổ chức phòng, chng dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại tuyến cơ sở.

c) Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp chủ động tổ chức giám sát, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh tổ chức ly mu lợn đxét nghiệm, xác định bệnh, báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin, số liệu dịch bệnh động vật; tổ chức triển khai thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi năm 2019.

d) Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam; tuyên truyền để người dân không tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm từ thịt lợn không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch qua biên giới; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; ly mu xét nghiệm và tiêu hủy lợn, sản phẩm từ thịt lợn nhập lậu.

đ) Tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; xây dựng phương án đóng cửa chợ, cơ sở giết mổ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn và có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm từ thịt lợn ra vào địa bàn tnh; bố trí các lực lượng thú y, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vn chuyn lợn, sản phẩm từ thịt lợn.

e) Chỉ đạo chính quyền cấp xã tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về phòng chng dịch, triển khai, xây dựng giải pháp xử lý triệt đlợn bệnh, sản phẩm thịt lợn bệnh, nghi mc bệnh nhằm tránh lây lan dịch bệnh ra diện rộng.

g) Tổ chức thông tin, tuyên truyền liên tục để người chăn nuôi và cộng đồng dân cư hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, các biện pháp xử lý, mức và thời gian hỗ trợ của nhà nước đối với động vật nghi mắc bệnh, đã mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các địa phương:

a) Theo dõi chặt chẽ, tổng hợp diễn biến tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại các địa phương trên cả nước, nhất là các tỉnh lân cận để có giải pháp quản lý, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm vào địa phương; Tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ phòng, chống dịch bệnh cho Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố; thú y cơ sở, người chăn nuôi, thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

b) Chỉ đạo các cơ quan liên quan và các địa phương báo cáo đầy đủ, chính xác về diễn biến, tình hình dịch bệnh và thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan diện rộng.

c) Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp

- Phối hợp với các địa phương lấy mẫu gửi xét nghiệm, xác định bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch lợn, sản phẩm từ thịt lợn xuất, nhập ra vào tỉnh theo quy định.

- Khẩn trương xây dựng dự toán, mua cung ứng hóa chất, vật tư cho các huyện thị thực hiện đợt vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh trong tháng 3/2019.

3. Ban Chỉ Đạo phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) tập trung chỉ đạo các lực lượng ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm của thịt lợn từ nưc ngoài vào Việt Nam.

4. Cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị chc năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyn lợn, sản phẩm từ thịt lợn không rõ nguồn gốc, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

5. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp với các ngành và địa phương t chc kiểm soát các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển lợn và các sản phẩm thịt lợn, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.

6. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát phát hiện, bt giữ và xử lý nghiêm các vụ việc nhập lậu lợn, sản phẩm từ thịt lợn, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền cho Nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm từ thịt lợn nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.

7. Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ, giết mổ lợn và sản phẩm từ thịt lợn chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định.

8. Báo Bình Phước, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội.

9. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất phương án hỗ trợ kinh phí trong trường hợp phát hiện lợn và các sản phẩm của lợn dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và buộc phải tiêu hủy; rà soát mức htrợ kinh phí và cơ chế, thời gian hỗ trợ để người chăn nuôi tích cực hợp tác, báo cáo dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

10. Các ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên môn phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đạt kết quả cao nhất trên địa bàn toàn tỉnh.

11. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tquốc Việt Nam tỉnh và các Tổ chức thành viên chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức thành viên các cấp chủ động tham gia cùng chính quyền địa phương, các ngành liên quan trong công tác phòng, chống bệnh Dịch tả ln Châu Phi trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung của Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT. TU, TT. HĐND, Đoàn đại biểu QH;
- Ủy ban NTTQVN tỉnh;
-CT, các PCT
UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Báo Bình Phước, Đài PT&TH tỉnh;
- LĐVP, các phòng, KT;
- Lưu; VT (Th ct 01-019).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trăm