Công văn 6827/TCHQ-GSQL năm 2018 về xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo Thông tư 05/2018/TT-BXD
Số hiệu: 6827/TCHQ-GSQL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Mai Xuân Thành
Ngày ban hành: 21/11/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6827/TCHQ-GSQL
V/v xuất khẩu khoáng sản làm VLXD theo Thông tư số 05/2018/TT-BXD

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2018

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan nhận được báo cáo vướng mắc của một số đơn vị về việc thực hiện Thông tư số 05/2018/TT-BXD ngày 29/6/2018 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng; Trên cơ sở ý kiến trả lời của Bộ Xây dựng tại công văn số 2588/BXD-VLXD ngày 17/10/2018, Tổng cục Hải quan hướng dẫn các đơn vị thực hiện như sau:

1. Về chứng từ chứng minh nguồn gốc khoáng sản:

Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại điểm 1 công văn số 2588/BXD-VLXD ngày 17/10/2018 thì theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 05/2018/TT-BXD: “Khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu có nguồn gốc hợp pháp theo quy định pháp luật về khoáng sản” và không quy định cụ thể về hồ sơ, chứng từ phải nộp cho cơ quan hải quan để chứng minh nguồn gốc hợp pháp, khi làm thủ tục xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, người khai hải quan tự khai báo và chịu trách nhiệm về nguồn gốc khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Do vậy, cơ quan hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải nộp/xuất trình chứng từ chứng minh nguồn gốc khoáng sản.

2. Kiểm tra khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu:

a) Cơ quan hải quan kiểm tra thực tế đối với tất cả lô hàng khoáng sản xuất khẩu. Mức độ kiểm tra thực tế thực hiện theo chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử.

b) Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa với Danh mục, quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BXD ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng để xác định hàng hóa có đủ điều kiện xuất khẩu hay không.

Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan. Trường hợp qua kiểm tra thực tế không đủ cơ sở để xác định thì công chức hải quan tiến hành lấy mẫu gửi cơ quan kiểm định hải quan thực hiện việc giám định để xác định. Việc lấy mẫu, lưu mẫu thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính); Thời gian giám định để xác định sự phù hợp các quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật của cơ quan kiểm định hải quan không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được mẫu.

Việc kiểm tra lượng hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền thì kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) để được hướng dẫn.

Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết, thực hiện./.

(gửi kèm công văn số 2588/BXD-VLXD ngày 17/10/2018 của Bộ Xây dựng)

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Xây dựng (để p/hợp);
- Vụ, Cục: KĐHQ, QLRR, PC, ĐTCBL (để biết);
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Mai Xuân Thành

 

Điều 3. Danh mục, quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật và nguồn gốc khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu
...
2. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu có nguồn gốc hợp pháp theo quy định pháp luật về khoáng sản.

Xem nội dung VB
Điều 23. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan
...
2. Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
...
b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;

Xem nội dung VB
Điều 31. Lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Việc lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan kiểm tra chuyên ngành;

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích hoặc giám định theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

2. Việc lấy mẫu do Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi có yêu cầu quyết định.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
20. Khoản 2...Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Quy định cụ thể về lấy mẫu

a) Trường hợp lấy mẫu theo đề nghị của người khai hải quan để phục vụ việc khai hải quan:

a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a.1.1) Thông báo cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa về đề nghị lấy mẫu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 16 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

a.1.2) Sau khi được cơ quan hải quan thông báo chấp nhận việc lấy mẫu thông qua Hệ thống, người khai hải quan trực tiếp thực hiện việc lấy mẫu từ chính lô hàng hàng nhập khẩu dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Người khai hải quan được lấy đủ lượng mẫu cần thiết để thực hiện khai báo hải quan.

Toàn bộ mẫu do người khai hải quan lấy sẽ được tính vào lượng hàng khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.

a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:

a.2.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan bố trí công chức giám sát việc lấy mẫu của người khai hải quan;

a.2.2) Sau khi giám sát việc lấy mẫu, công chức xác nhận trên 01 bản in Thông báo đề nghị lấy mẫu của người khai hải quan và cập nhật kết quả lấy mẫu trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ kiểm tra hải quan hoặc trưng cầu giám định:

b.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phân tích, phân loại thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC;

b.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để trưng cầu giám định:

b.2.1) Địa điểm lấy mẫu: thực hiện tại địa điểm đang lưu giữ trong khu vực giám sát hải quan hoặc tại chân công trình, cơ sở sản xuất hoặc nhà máy quy định tại Điều 102 Thông tư này;

b.2.2) Khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng, đại diện cơ quan hải quan, đại diện tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định (nếu có) và phải lập Biên bản chứng nhận việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu số 08/BBLM/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
...
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

(xem nội dung chi tiết tại Phụ lục II và Phụ lục IV)*

3. Thủ tục lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

a) Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan hải quan có yêu cầu lấy mẫu để trưng cầu giám định thì khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng, đại diện cơ quan hải quan và phải lập Biên bản lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu số 08/BBLM/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này).

Trường hợp lấy mẫu để trưng cầu giám định theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì mẫu phải được niêm phong và có chữ ký của đại diện chủ hàng, cơ quan hải quan. Khi bàn giao mẫu cho tổ chức giám định phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên;

b) Trường hợp lấy mẫu để phân tích, phân loại thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa; phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì thủ tục lấy mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành;

d) Khi cơ quan hải quan, cơ quan kiểm tra chuyên ngành lấy mẫu, người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa và phối hợp trong quá trình lấy mẫu.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
20. ...khoản 3...Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
3. Giám sát việc lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan

a) Cán bộ của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trực tiếp thực hiện việc lấy mẫu và lập biên bản xác nhận lấy mẫu theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành;

b) Trách nhiệm của người khai hải quan: Căn cứ thời gian, địa điểm, hàng hóa dự kiến lấy mẫu đã được cơ quan kiểm tra chuyên ngành xác nhận, người khai hải quan thông báo việc lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 17 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa căn cứ thông báo đề nghị lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành của người khai hải quan để giám sát việc lấy mẫu trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro;

d) Trường hợp hàng hóa lấy mẫu theo thông báo của cơ quan kiểm tra chuyên ngành và thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu hoặc các địa điểm kiểm tra hàng hóa, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa cùng thời điểm lấy mẫu của cơ quan chuyên ngành, trừ hàng hóa thuộc diện kiểm dịch phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam và các trường hợp vì yêu cầu kỹ thuật, chuyên môn phải đưa về các địa điểm kiểm tra chuyên ngành.
...
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

(xem nội dung chi tiết tại Phụ lục II)*

4. Kỹ thuật lấy mẫu đối với trường hợp lấy mẫu để phân tích, giám định thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

Kỹ thuật lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
20. ...khoản 4 Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
4. Kỹ thuật lấy mẫu, lưu mẫu, trả lại mẫu, hủy mẫu đối với trường hợp lấy mẫu để phục vụ việc kiểm tra hải quan hoặc trưng cầu giám định thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC.”*

5. Cơ quan hải quan thực hiện việc lưu mẫu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lấy mẫu để trưng cầu giám định trong thời hạn 120 ngày đăng ký tờ khai hải quan.

*Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 39/2018/TT-BTC

Điều 2. Các nội dung bãi bỏ

1. Bãi bỏ...khoản 5...Điều 31...Thông tư số 38/2015/TT-BTC.*

6. Việc trả lại mẫu, hủy mẫu thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa; phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

*Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 39/2018/TT-BTC

Điều 2. Các nội dung bãi bỏ

1. Bãi bỏ...khoản...6 Điều 31...Thông tư số 38/2015/TT-BTC.*

Xem nội dung VB
Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
...
4. Kiểm tra thực tế hàng hóa tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu chuyển đến:

a) Trường hợp lô hàng kiểm tra qua máy soi theo quy định tại khoản 1 Điều này không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì được sử dụng kết quả kiểm tra này để quyết định việc thông quan hàng hóa theo quy định;

b) Trường hợp kiểm tra qua máy soi phát hiện có dấu hiệu vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Chi cục Hải quan cửa khẩu niêm phong hàng hóa và giao cho người khai hải quan vận chuyển về Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để kiểm tra;

c) Trường hợp hàng hóa chưa được kiểm tra qua máy soi theo quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

*Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
18. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
4. Kiểm tra về lượng hàng hóa

Cơ quan hải quan căn cứ vào nội dung khai hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả giám định do cơ quan kiểm định hải quan thực hiện (nếu có) hoặc kết quả giám định tại tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật do người khai hải quan cung cấp (nếu có) để xác định khối lượng, trọng lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trường hợp bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan, cơ quan kiểm định hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về khối lượng, trọng lượng hàng hóa thì tiến hành trưng cầu giám định tại tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan căn cứ vào kết luận của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định để quyết định việc thông quan.*

Xem nội dung VB