Công văn 3823/BTP-TCTHADS năm 2015 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 62/2015/NĐ-CP
Số hiệu: 3823/BTP-TCTHADS Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Phan Chí Hiếu
Ngày ban hành: 19/10/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thi hành án, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3823/BTP-TCTHADS
V/v hướng dẫn thực hiện Nghị định số 62/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015

 

Kính gửi: Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 18/7/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (sau đây gọi là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP). Để thống nhất nguyên tắc áp dụng và một số nội dung mới của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP , Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số vấn đề như sau:

1. Nguyên tắc áp dụng

- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2015, được ban hành để thay thế Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự; Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự; Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP. Do đó, kể từ ngày 01/9/2015, không áp dụng các quy định tại 03 Nghị định được thay thế trên mà áp dụng quy định của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP trong hoạt động thi hành án dân sự.

- Đối với những việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước ngày 01/9/2015 nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được thực hiện theo quy định của Nghị định 62/2015/NĐ-CP .

- Đối với quy định tại các Thông tư, Thông tư liên tịch hiện hành không còn phù hợp với quy định của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì không được áp dụng, mà áp dụng các quy định của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP để giải quyết; nếu Nghị định số 62/2015/NĐ-CP chưa quy định thì cần chờ các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung để có căn cứ áp dụng; cần thiết thì tổng hợp, báo cáo về Tổng cục Thi hành án dân sự để được hướng dẫn cụ thể.

2. Hướng dẫn một số điểm mới của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP

2.1. Về việc nhận lại đơn yêu cầu thi hành án trong trường hợp đã trả đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 01/7/2015 (Khoản 5 Điều 4)

Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định đối với trường hợp đã trả đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 01/7/2015 mà đương sự yêu cầu thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả đơn có trách nhiệm phải thụ lý, ra quyết định thi hành án mới, thống kê việc thi hành án là một việc mới và tổ chức việc thi hành án theo quy định. Trường hợp đương sự yêu cầu xác nhận về việc đã trả đơn thì cơ quan thi hành án dân sự đã trả đơn có trách nhiệm xác nhận cho đương sự.

2.2. Về xác minh điều kiện thi hành án (Điều 9)

- Nghị định đã bổ sung quy định người phải thi hành án có trách nhiệm kê khai tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình. Việc yêu cầu người phải thi hành án kê khai tài sản được thực hiện khi Chấp hành viên tiến hành xác minh. Chấp hành viên lập biên bản xác minh và nêu rõ trong biên bản xác minh việc đương sự kê khai hoặc không kê khai.

- Đối với trường hợp kết quả xác minh trong các việc thi hành án theo yêu cầu cho thấy người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án. Khi người được thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải tiến hành xác minh lại điều kiện thi hành án để có căn cứ tổ chức thi hành.

- Đối với việc xác minh chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì cơ quan thi hành án chuyển sang sổ theo dõi riêng. Tại các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2015/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2013/TT-BTP ngày 03/01/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, loại việc này được thống kê vào mục Chưa có điều kiện thi hành ánkhi xác định được người phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án ra Quyết định tiếp tục thi hành án để tổ chức thi hành.

2.3. Về chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án cho người thứ ba (Khoản 2 Điều 15)

Khi thực hiện Khoản 4 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cần lưu ý Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định việc chuyển giao quyền nghĩa vụ thi hành án theo nguyên tắc:

- Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án phải đúng quy định của Bộ luật Dân sự và không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

- Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký của người chuyển giao, người nhận chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án.

Đối với trường hợp tổ chức tín dụng đã bán nợ cho Công ty mua bán nợ (VAMC) thông qua hợp đồng mua bán nợ theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 05/4/2015 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2013/NĐ-CP thì quyền và nghĩa vụ thi hành án chuyển giao tương ứng với các khoản nợ được mua bán theo hợp đồng.

2.4. Về kê biên tài sản để thi hành án (Điều 24)

Đối với trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự đã kê biên tài sản theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC nhưng chưa tổ chức thi hành xong thì tiếp tục thực hiện các trình tự thủ tục tiếp theo theo quy định.

Từ ngày 01/9/2015, cơ quan Thi hành án dân sự áp dụng Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP để xác định tài sản kê biên.

2.5. Về mức phí, cách tính phí thi hành án (Điều 46)

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự thì “Mức phí thi hành án là 3% (ba phần trăm) trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận nhưng tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/01 đơn yêu cầu thi hành án”. Do đó, đối với trường hợp đang tổ chức thi hành án mà cơ quan thi hành án dân sự đã thu đủ 200 triệu đồng phí thi hành án/01 đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP như trên thì đương sự đã thi hành xong nghĩa vụ nộp phí thi hành án; sau ngày 01/9/2015 mà cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục thu được tiền thi hành án thì không tiếp tục thu phí. Đối với những trường hợp chưa thu đủ 200 triệu đồng thì sẽ thu phí thi hành án trên số tiền thực nhận kể từ ngày 01/9/2015 theo các mức phí quy định tại Điều 46 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.

2.6. Về việc tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển (Điều 63)

Nghị định đã quy định Danh sách các cơ quan thi hành án dân sự tại các địa bàn biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên và nguyên tắc tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển. Do đó, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh nơi có cơ quan thi hành án dân sự thuộc Danh sách các cơ quan thi hành án dân sự tại các địa bàn biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên ban hành kèm theo Nghị định số 62/2015/NĐ-CP chủ động rà soát, tổng hợp, báo cáo nhu cầu bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển (số lượng Chấp hành viên hiện có theo từng ngạch Chấp hành viên cao cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên sơ cấp; tỷ lệ Chấp hành viên trên tổng biên chế; số lượng Chấp hành viên cần tuyển chọn không qua thi tuyển theo từng ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp) gửi về Bộ Tư pháp (qua Tổng cục Thi hành án dân sự). Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh nêu trên chủ động tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên để thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định.

3. Tổ chức thực hiện

Yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các nội dung được hướng dẫn tại Công văn này đến các Chấp hành viên, cán bộ công chức trong đơn vị và các Chi cục Thi hành án dân sự thuộc địa bàn, bảo đảm triển khai thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc cần kịp thời báo cáo Bộ Tư pháp (qua Tổng cục Thi hành án dân sự) để có biện pháp giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTgCP Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để p/h);
- Tòa án nhân dân tối cao (để p/h);
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (để p/h);
- Bộ Quốc phòng (để p/h);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các đơn vị thuộc Bộ (để t/h);
- Lưu: VT, TCTHADS, HS (5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phan Chí Hiếu

 

 

Điều 4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
...

5. Đối với trường hợp đã trả đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 mà đương sự yêu cầu thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả đơn phải ra quyết định thi hành án và tổ chức việc thi hành án. Yêu cầu thi hành án thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự và phải kèm theo tài liệu liên quan, quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án, nếu có.

Trường hợp không còn quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án, người được thi hành án có quyền đề nghị cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án xác nhận về việc đã trả đơn và thụ lý giải quyết việc thi hành án.

Xem nội dung VB
Điều 9. Xác minh điều kiện thi hành án
...

5. Cơ quan thi hành án dân sự chuyển sang sổ theo dõi riêng đối với việc chưa có điều kiện thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi có đủ các điều kiện sau:

a) Đã hết thời hạn 02 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án;

b) Đã xác minh ít nhất hai lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự;

c) Không có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Xem nội dung VB
Điều 54. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
...

4. Trường hợp đương sự thỏa thuận về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ về thi hành án cho người thứ ba thì người thứ ba có quyền, nghĩa vụ của đương sự.

Xem nội dung VB
Điều 15. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án
...

2. Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Khoản 4 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự về chuyển giao quyền, nghĩa vụ; không được ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của của tổ chức, cá nhân khác và phải được lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của người chuyển giao, người nhận chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án.

Trường hợp người được thi hành án chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền được thi hành án của mình cho người thứ ba thì người thứ ba trở thành người được thi hành án tương ứng với phần quyền được chuyển giao và có các nghĩa vụ của người được thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Người chuyển giao quyền về thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức việc thi hành án biết về việc chuyển giao quyền về thi hành án. Việc chuyển giao quyền về thi hành án không cần có sự đồng ý của người phải thi hành án, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Trường hợp người phải thi hành án chuyển giao nghĩa vụ thi hành án cho người thứ ba thì phải được sự đồng ý của người được thi hành án. Người nhận chuyển giao nghĩa vụ có các nghĩa vụ của người phải thi hành án, nếu không tự nguyện thi hành thì bị áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

Xem nội dung VB
Điều 6. Kê biên, xử lý tài sản để thi hành án

1. Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án.

Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác, người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án.

Xem nội dung VB
Điều 24. Kê biên tài sản để thi hành án

1. Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.

Trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố cho người khác thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án; Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.

Xem nội dung VB
Điều 33. Mức phí, thủ tục thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án

1. Mức phí thi hành án là 3% (ba phần trăm) trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận nhưng tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/01 đơn yêu cầu thi hành án.

Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị của tài sản hoặc có tuyên nhưng không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường tại thời điểm thu phí thì cơ quan thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án phải nộp của người được thi hành án. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án được để lại.

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu phí thi hành án để thực hiện việc thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc tài sản cho người được thi hành án.

Người được thi hành án không nộp phí thi hành án thì cơ quan thu phí có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành án, bao gồm cả việc bán đấu giá tài sản đã giao cho người được thi hành án để bảo đảm thu hồi tiền phí thi hành án. Chi phí định giá, bán đấu giá tài sản để thu phí do người được thi hành án chi trả.

3. Thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, quản lý, sử dụng phí thi hành án do Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp quy định.

Xem nội dung VB
Điều 33. Mức phí, thủ tục thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án

1. Mức phí thi hành án là 3% (ba phần trăm) trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận nhưng tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/01 đơn yêu cầu thi hành án.

Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị của tài sản hoặc có tuyên nhưng không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường tại thời điểm thu phí thì cơ quan thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án phải nộp của người được thi hành án. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án được để lại.

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu phí thi hành án để thực hiện việc thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc tài sản cho người được thi hành án.

Người được thi hành án không nộp phí thi hành án thì cơ quan thu phí có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành án, bao gồm cả việc bán đấu giá tài sản đã giao cho người được thi hành án để bảo đảm thu hồi tiền phí thi hành án. Chi phí định giá, bán đấu giá tài sản để thu phí do người được thi hành án chi trả.

3. Thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, quản lý, sử dụng phí thi hành án do Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp quy định.

Xem nội dung VB
Điều 46. Mức phí, thủ tục thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án

1. Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án khi được nhận tiền, tài sản với mức phí sau đây:

a) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;

b) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;

c) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 190.000.000 đồng cộng với 1% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;

d) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 220.000.000 đồng cộng với 0,5% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;

đ) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng.

2. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án và chứng kiến các đương sự thỏa thuận tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì phải chịu 1/3 mức phí thi hành án quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị của tài sản hoặc có tuyên nhưng không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường tại thời điểm thu phí thì cơ quan thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án phải nộp của người được thi hành án. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án được để lại.

4. Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc giao tài sản cho người được thi hành án và cấp biên lai thu phí thi hành án.

Người được thi hành án không nộp phí thi hành án thì cơ quan thu phí có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thu phí thi hành án, kể cả việc bán đấu giá tài sản đã giao cho người được thi hành án để bảo đảm thu hồi tiền phí thi hành án. Chi phí định giá, bán đấu giá tài sản để thu phí do người được thi hành án chịu.

5. Thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, quản lý, sử dụng phí thi hành án do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định.

Xem nội dung VB