Công văn 144/TANDTC-PC năm 2017 thi hành Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu: 144/TANDTC-PC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Trí Tuệ
Ngày ban hành: 04/07/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, Tố tụng và các phương thức giải quyết tranh chấp, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 144/TANDTC-PC
V/v thi hành NQ số 03/2017/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2017

 

Kính gửi:

- Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;
- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP về việc công b bản án, quyết định trên Cng thông tin điện tử của Tòa án được Hội đồng Thm phán Tòa án nhân dân ti cao thông qua ngày 17-02-2017; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2017 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết). Đ bảo đảm thực hiện đúng và thống nhất Nghị quyết, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề sau đây:

1. Về bản án, quyết định được công bố hoặc không công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án

Việc xác định bản án, quyết định thuộc trường hợp được công bố hay không được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án phải căn cứ vào các điều 2, 3 và 4 của Nghị quyết, trong đó cần lưu ý:

a) Về bản án, quyết định có chứa đựng nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước

Đ xác định bản án, quyết định có chứa đựng nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước không được công bố theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị quyết thì phải căn cứ vào Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2002; Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước; Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20-7-2015 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật của các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương; các Quyết định, Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương và các quy định khác của pháp luật về bí mật nhà nước; trong đó, theo quy định tại Quyết định số 01/2004/QĐ-TTg ngày 05-01-2004 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của Tòa án nhân dân thì không công bố những bản án, quyết định liên quan đến việc xét xử các vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

b) Về bản án, quyết định có nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Các bản án, quyết định của Tòa án đã được mã hóa theo hướng dẫn tại Điều 7 của Nghị quyết và mục 2 của Công văn này thì các thông tin liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình đã được bảo đảm và việc công bố bản án, quyết định đó trên Cổng thông tin điện tử không vi phạm quy định về bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

c) Về bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được công bố

- Theo hướng dẫn tại Điều 3 của Nghị quyết thì bản án, quyết định được công bố phải là bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; những bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị (bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ hoặc một phần) thì không được công bố.

- Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2017; do đó, Chủ tọa phiên tòa, phiên họp phải công bố bản án, quyết định thuộc trường hợp được công bố về nhng vụ việc mà Tòa án xét xử, giải quyết kể từ ngày 01-7-2017 trở đi. Tòa án có thể lựa chọn, công bố những bản án, quyết định có tính mẫu mực được ban hành trước ngày 01-7-2017 nhưng việc công bố phải bảo đảm thực hiện đúng hướng dẫn tại Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán.

2. Về mã hóa thông tin trong bản án, quyết định của Tòa án

- Việc mã hóa thông tin trong bản án, quyết định của Tòa án phải sử dụng các ch cái trong bảng chữ cái tiếng Việt (A, B, C ...), có thể kết hợp với số tự nhiên (1, 2, 3 ...) trong những trường hợp cần thiết và thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Điều 7 của Nghị quyết. Các thông tin được mã hóa phải bảo đảm không trùng lặp, không gây nhầm lẫn cho người đọc, không làm thay đổi nội dung của bản án, quyết định.

- Đối với những người tham gia tố tụng có vai trò quan trọng trong vụ án (như: bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự; nguyên đơn, bị đơn trong vụ án dân sự; người khởi kiện, người bị kiện trong vụ án hành chính) thì việc mã hóa tên của cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức nên sử dụng ký tự đầu tiên trong tên của cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức đó.

Ví d:

+ Bị cáo Nguyễn Văn An được mã hóa thành “Nguyn Văn A”; bị cáo Phạm Đức Hùng được mã hóa thành “Phạm Đức H”;

+ Bị hại Nguyn Văn Tâm được mã hóa thành “Nguyn Văn T”; bị hại Nguyễn Đức Minh được mã hóa thành “Nguyn Đức M”.

+ Nguyên đơn Nguyễn Văn Bảo được mã hóa thành “Nguyễn Văn B”; nguyên đơn Phạm Đức Lộc được mã hóa thành “Phạm Đức L”;

+ Bị đơn Trần Thế Bách được mã hóa thành “Trần Thế B”; bị đơn Nguyn Văn Yêm được mã hóa thành “Nguyn Văn Y”;

+ Người bị kiện trong vụ án hành chính là Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội được mã hóa thành “UBND quận H, Thành ph Hà Nội”.

- Trường hợp có từ 2 người tham gia tố tụng trở lên trùng tên hoặc chữ cái đầu tiên của tên nhưng khác họ thì có thể mã hóa bằng cách giữ nguyên họ, tên đệm (nếu có) và lấy chữ cái đầu tiên trong tên của họ; nếu trùng cả họ, tên đệm (nếu có) và chữ cái đầu tiên của tên thì có thể mã hóa bằng cách gi nguyên họ, tên đệm (nếu có) và sử dụng chữ cái đầu tiên của tên kết hợp với số tự nhiên.

Ví d:

+ Trong vụ án có 2 nguyên đơn là Nguyn Văn Tâm và Trần Văn Tâm thì có thể mã hóa thành “Nguyễn Văn T” và “Trần Văn T”;

+ Trong vụ án có 3 bị cáo là Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Hà và Nguyn Văn Hưng thì có thể mã hóa thành “Nguyễn Văn H1”, "Nguyn Văn H2 ” và “Nguyễn Văn H3”.

- Đối với những người tham gia tố tụng khác có cùng địa vị pháp lý (như: người có quyn lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng...) thì có thể chia thành các nhóm có cùng địa vị pháp lý và sử dụng các chữ cái viết tắt địa vị pháp lý của họ, kết hợp với số tự nhiên để mã hóa.

Ví d:

+ Trường hợp có nhiều người là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong t tụng dân sự, t tụng hành chính thì có thể mã hóa thành NLQ1, NLQ2, NLQ3...;

+ Trường hợp có nhiều người là người làm chứng thì có thể mã hóa thành NLC1, NLC2, NLC3...

3. Về phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng

- Việc phổ biến và giải quyết quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật T tụng dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) và hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP. Khi phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, Chủ tọa phiên tòa phải thông báo cho họ biết bản án, quyết định giải quyết vụ việc mà họ là người tham gia tố tụng thuộc diện được công bố trên Cng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của họ được yêu cầu giữ bí mt một số thông tin theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu về giữ bí mật của người tham gia tố tụng có thể được thực hiện trước khi mở phiên tòa, phiên họp hoặc tại phiên tòa, phiên họp;

- Yêu cầu về gi bí mật của người tham gia tố tụng trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được làm bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do đ Tòa án xem xét.

- Trường hợp người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa, phiên họp và Tòa án xét xử vắng mặt họ theo quy định của pháp luật mà người vng mặt không có văn bản yêu cầu Tòa án giữ bí mật thông tin thì được xác định là họ không yêu cầu giữ bí mật thông tin.

- Việc phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng; yêu cầu của người tham gia tố tụng về công b hoặc không công bố bản án, quyết định phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp.

4. Về trách nhiệm gỡ bỏ bản án, quyết định đã công bố

Trường hợp bản án, quyết định đã công b nhưng thuộc trường hợp không được công b hoặc được công bố không chính xác thì Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ việc có trách nhiệm xem xét, quyết định việc gỡ bỏ bản án, quyết định đó.

5. Về giải quyết khiếu nại trong việc công bố bản án, quyết định

Khiếu nại trong việc công bố bản án, quyết định giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, phá sản, áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân là khiếu nại tư pháp và được thực hiện theo quy định tương ứng về giải quyết khiếu nại trong tố tụng quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (Chương XXXV Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015), Chương XXI Luật Tố tụng hành chính và Chương XLI Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc áp dụng tương tự pháp luật đ giải quyết. Theo đó, khiếu nại về việc công bố bản án, quyết định của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp do Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ việc xem xét; trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án đó thì có quyền khiếu nại lên Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án cấp trên một cấp là quyết định cuối cùng.

Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao sau khi nhận được Công văn này cần tổ chức quán triệt và triển khai ngay tới các Thm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong cơ quan, đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc đề xuất, kiến nghị thì phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dẫn kịp thời.

 


Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Đ/c Chánh án TANDTC (để báo cáo);
- Các đ/c thành viên HĐTP TANDTC;
- Thư ký Chánh án TANDTC;
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH (TANDTC).

KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN





Nguyễn Trí Tuệ

 

 

Điều 2. Nguyên tắc công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án

1. Việc công bố bản án, quyết định phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục, bí mật điều tra, bí mật công tác, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh; bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bảo vệ người dưới 18 tuổi; tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Việc công bố bản án, quyết định không được xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Bản án, quyết định được công bố phải bảo đảm chính xác, kịp thời, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Nghị quyết này.

4. Không được sử dụng bản án, quyết định công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án vào những mục đích trái pháp luật.

Điều 3. Bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án

1. Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị; bản án phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm giải quyết các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

2. Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm giải quyết việc dân sự.

3. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

4. Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật; quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Điều 4. Bản án, quyết định không công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án

1. Bản án, quyết định về vụ việc được Tòa án xét xử kín.

2. Bản án, quyết định về vụ việc được Tòa án xét xử, giải quyết công khai nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có chứa đựng nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ hoặc chứa đựng những nội dung mà Nhà nước chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Có chứa đựng thông tin về hoạt động đầu tư tài chính, bí quyết nghề nghiệp, công nghệ chưa được bộc lộ, có thể được sử dụng và tạo lợi thế trong kinh doanh mà trong quá trình Tòa án xét xử, giải quyết vụ việc, người tham gia tố tụng đã có yêu cầu được giữ bí mật;

c) Có chứa đựng nội dung ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư;

d) Có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi;

đ) Có chứa đựng nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa được mã hóa theo hướng dẫn tại Điều 7 của Nghị quyết này.

3. Bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 4. Bản án, quyết định không công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án
...
2. Bản án, quyết định về vụ việc được Tòa án xét xử, giải quyết công khai nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có chứa đựng nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ hoặc chứa đựng những nội dung mà Nhà nước chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Xem nội dung VB
Điều 7. Mã hóa thông tin, số hóa bản án, quyết định của Tòa án

1. Việc mã hóa thông tin trong bản án, quyết định phải đảm bảo chính xác, không trùng lặp thông tin, không làm thay đổi nội dung của bản án, quyết định.

2. Các thông tin về tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức và những thông tin khác liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình có trong bản án, quyết định của Tòa án mà việc công bố sẽ vi phạm nguyên tắc hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này phải được mã hóa.

Ví dụ 1: "ông Nguyễn Văn Huy" được thay bằng "ông A". "Công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Minh" được thay bằng "Công ty trách nhiệm hữu hạn B".

Ví dụ 2: "Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 501 đường Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội" được thay bằng " Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại đường M, phường N, quận P, thành phố Hà Nội".

3. Không mã hóa tên của những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng; địa danh hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ví dụ 3: "địa chỉ: Số 501 đường Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội" được thay bằng "địa chỉ: đường M, phường N, quận P, thành phố Hà Nội".

4. Bản án, quyết định sau khi được mã hóa phải được định dạng dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.

Xem nội dung VB
Điều 3. Bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án

1. Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị; bản án phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm giải quyết các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

2. Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm giải quyết việc dân sự.

3. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

4. Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật; quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Xem nội dung VB
Điều 7. Mã hóa thông tin, số hóa bản án, quyết định của Tòa án

1. Việc mã hóa thông tin trong bản án, quyết định phải đảm bảo chính xác, không trùng lặp thông tin, không làm thay đổi nội dung của bản án, quyết định.

2. Các thông tin về tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức và những thông tin khác liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình có trong bản án, quyết định của Tòa án mà việc công bố sẽ vi phạm nguyên tắc hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này phải được mã hóa.

Ví dụ 1: "ông Nguyễn Văn Huy" được thay bằng "ông A". "Công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Minh" được thay bằng "Công ty trách nhiệm hữu hạn B".

Ví dụ 2: "Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 501 đường Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội" được thay bằng " Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại đường M, phường N, quận P, thành phố Hà Nội".

3. Không mã hóa tên của những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng; địa danh hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ví dụ 3: "địa chỉ: Số 501 đường Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội" được thay bằng "địa chỉ: đường M, phường N, quận P, thành phố Hà Nội".

4. Bản án, quyết định sau khi được mã hóa phải được định dạng dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.

Xem nội dung VB
Điều 5. Trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp trong việc công bố bản án, quyết định

1. Khi phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng trong quá trình xét xử, giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án, Chủ tọa phiên tòa, phiên họp phải giải thích cho những người tham gia tố tụng biết về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của họ về việc yêu cầu Tòa án không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh.

2. Chủ tọa phiên tòa, phiên họp chịu trách nhiệm về việc mã hóa, số hóa và công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án theo hướng dẫn tại Nghị quyết này.

Xem nội dung VB
Chương XXXIII THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH

Điều 311. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

1. Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 13 của Bộ luật hình sự thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y.

2. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

Điều 312. Điều tra

1. Đối với vụ án có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 311 của Bộ luật này, Cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ:

a) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra;

b) Tình trạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội;

c) Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình hay không.

2. Khi tiến hành tố tụng, Cơ quan điều tra phải bảo đảm có người bào chữa tham gia tố tụng từ khi xác định là người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần. Đại diện hợp pháp của người đó có thể tham gia tố tụng trong trường hợp cần thiết.

Điều 313. Quyết định của Viện kiểm sát sau khi kết thúc điều tra

Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát có thể ra một trong những quyết định sau đây:

1. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án;

2. Đình chỉ vụ án và quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

3. Truy tố bị can trước Tòa án.

Điều 314. Xét xử

1. Tòa án có thể ra một trong những quyết định sau đây:

a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

b) Đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

c) Tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

d) Trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung.

2. Ngoài quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Tòa án có thể giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vấn đề khác liên quan đến vụ án.

Điều 315. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người chấp hành hình phạt tù

Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng người đang chấp hành hình phạt tù mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt phải trưng cầu giám định pháp y.

Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở chuyên khoa y tế để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do để miễn chấp hành hình phạt.

Điều 316. Khiếu nại, kháng nghị, kháng cáo

1. Khi quyết định của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh bị khiếu nại thì vụ án phải được đưa ra xét xử sơ thẩm ở Tòa án cùng cấp.

2. Việc kháng nghị hoặc kháng cáo đối với quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được tiến hành như đối với bản án sơ thẩm.

3. Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của Tòa án vẫn có hiệu lực thi hành mặc dù có khiếu nại, kháng nghị, kháng cáo.

Điều 317. Thực hiện, đình chỉ thực hiện biện pháp bắt buộc chữa bệnh

1. Biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện ở một cơ sở chuyên khoa y tế do Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định.

2. Khi có báo cáo của cơ sở chữa bệnh, đơn yêu cầu của người thân thích người bị bắt buộc chữa bệnh hoặc yêu cầu của Viện kiểm sát thì trên cơ sở kết luận của Hội đồng giám định y khoa, Viện kiểm sát hoặc Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có thể ra quyết định đình chỉ thực hiện biện pháp bắt buộc chữa bệnh, đồng thời có thể quyết định phục hồi tố tụng đã bị tạm đình chỉ.

Xem nội dung VB
Chương XXXV NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 491. Phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện hoạt động phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

2. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự gồm tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định tại Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

Điều 492. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Điều 493. Cơ quan trung ương trong hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự

1. Bộ Công an là Cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và những hoạt động hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật.

Điều 494. Giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật thu thập được qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

Tài liệu, đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập theo ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc tài liệu, đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gửi đến Việt Nam để ủy thác truy cứu trách nhiệm hình sự có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 của Bộ luật này thì có thể được coi là vật chứng.

Điều 495. Việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam

Việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại.

Điều 496. Sự có mặt của người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam ở nước ngoài; người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại nước ngoài ở Việt Nam

1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại nước được đề nghị có mặt ở Việt Nam để phục vụ việc giải quyết vụ án hình sự.

2. Theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể cho phép người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam có mặt ở nước đã đề nghị để phục vụ việc giải quyết vụ án hình sự.

Xem nội dung VB