Quyết định 5803/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động của Hội đồng xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước thuộc thành phố Hà Nội
Số hiệu: 5803/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Đức Chung
Ngày ban hành: 22/08/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5803/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG CÁC DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC THUC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;

Căn cứ Nghị định 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” “Nghệ nhân ưu tú”; Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; Nghị đnh số 41/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 về xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” “Thầy thuốc ưu tú”; Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”;

Căn cứ Quyết định số 16/2017/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của UBND Thành phố vệ việc ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Xét đề nghị của Sở Nội vụ Hà Nội tại Tờ trình số 1914/TTr-SNV ngày 28 tháng 7 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Hội đồng xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Công thương, Văn hóa và Thể thao, Nội vụ, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các thành viên Hội đồng xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTrực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch UBND Thành phố
: Ngô Văn Quý, Nguyễn Doãn Ton;
- VPUB: PCVP:
N.N.Kỳ, P.C.Công, T.V.Dũng;
Các phòng: KGVX, KT, NC, TKBT, T
H.
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG CÁC DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5803/2017/QĐ-UBND ngày 22/8/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về các danh hiệu vinh dự nhà nước được xét tặng; chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng và các thành viên hội đồng, quy trình, nguyên tắc và chế độ làm việc của Hội đồng chuyên ngành xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước thuộc Thành phố (sau đây gọi tắt là Hội đồng)

2. Những nội dung quy định về xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước không trong quy chế này thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 2. Danh hiệu vinh dự nhà nước

Danh hiệu vinh dự nhà nước thực hiện theo quy chế này bao gồm: “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”; “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”; “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”; “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” (sau đây gọi tắt là danh hiệu vinh dự nhà nước)

Điều 3. Các Hội đồng:

1. Hội đồng xét tặng: “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;

2. Hội đồng xét tặng: “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;

3. Hội đồng xét tặng: “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”;

4. Hội đồng xét tặng: “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;

Điều 4. Nguyên tắc xét tặng của Hội đồng.

1. Bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, dân chủ trong việc xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước.

2. Việc xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước phải chú trọng tới người lao động trực tiếp, người công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

3. Cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước theo quy định, phải đạt từ 90% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng.

Chương II

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG, CƠ CẤU HỘI ĐỒNG

Điều 5. Thẩm quyền

Các Hội đồng xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của cơ quan thường trực Hội đồng là các sở chuyên ngành và Ban Thi đua, Khen thưởng Thành phố.

Điều 6. Cơ cấu Hội đồng

1. Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch UBND Thành phố phụ trách ngành, lĩnh vực xét tặng.

2. Các phó Chủ tịch Hội đồng gồm:

Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là Giám đốc sở chuyên ngành xét tặng.

Phó Chủ tịch là Trưởng ban Thi đua, Khen thưởng Thành phố.

3. Các Ủy viên Hội đồng:

Ủy viên Hội đồng là người đại diện cho cơ quan quản lý chuyên ngành, tham gia với tư cách là đại diện cho cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Quy chế này. Các Ủy viên Hội đồng do cơ quan thường trực Hội đồng thống nhất với Ban Thi đua, Khen thưởng Thành phố đề xuất.

4. Cơ quan Thường trực Hội đồng là sở chuyên ngành.

Chương III

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 7. Chức năng

Hội đồng xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước có chức năng tham mưu, tư vn giúp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Thành phố và Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện việc xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.

Điều 8. Nhiệm v

1. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước của Hội đng cấp dưới, Hội đồng cơ sở của các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, các đơn vị đóng trên địa bàn Thành phố.

2. Tổ chức thẩm định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ; các tiêu chuẩn của các cá nhân theo danh hiệu đề nghị, được quy định tại Nghị định 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” “Nghệ nhân ưu tú”; Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; Nghị định số 41/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 về xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”; Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.

3. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân và xã hội: Công bố danh sách đề nghị xét tặng bằng hình thức niêm yết công khai, đăng tải trên các báo của Hà Nội, cổng thông tin điện tử của thành phố, trang thông tin điện tử của ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan (trong thời gian là 15 ngày làm việc).

4. Xử lý kiến nghị của các tổ chức, cá nhân (nếu có), thảo luận và tiến hành bỏ phiếu kín đchọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước theo quy định.

5. Hoàn thiện hồ sơ theo quy định đề nghị Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Thành phố xem xét, thông qua, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, trình cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định hiện hành.

Chương IV

NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, các Phó Chủ tch Hội đồng

1. Chủ tịch Hội đồng:

a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về toàn bộ hoạt động của Hội đồng.

b) Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội đồng.

c) Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch Hội đồng, các Ủy viên Hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Hội đồng và các nhiệm vụ đã giao cho từng cá nhân.

d) Phê duyệt Chương trình làm việc của Hội đồng.

đ) Triệu tập, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng.

2. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng: Chịu trách nhiệm thường trực giải quyết các công việc của Hội đồng. Chuẩn bị nội dung họp Hội đồng; chủ trì, kết luận các phiên họp của Hội đồng, thay mặt Chủ tịch Hội đồng ký các văn bản của Hội đồng theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế và các quyết định, kế hoạch của Hội đồng.

3. Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng ban Ban Thi đua, Khen thưởng Thành phố có trách nhiệm phối hợp với Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế và các quyết định, kế hoạch của Hội đồng; tham mưu, giúp Chủ tịch Hội đồng rà soát các văn bản, quyết định của Hội đồng, đảm bảo đúng luật định, chính xác, công bng, công khai, dân chủ trong việc xét tặng danh hiệu các danh hiệu vinh dự nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.

Điều 10. Nhiệm vvà quyền hạn của các ủy viên Hội đồng

Ủy viên Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.

2. Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá thành tích, công lao đóng góp, uy tín đối với ngành, lĩnh vực đề nghị xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước.

4. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng theo quy định. Trường hợp vng mặt không dự họp, ủy viên Hội đồng phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng.

Điều 11. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Hội đồng

Cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng Thành phố có nhiệm vụ giúp Hội đồng thực hiện các công việc sau:

1. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước thuộc Thành phố.

2. Dự thảo kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng.

3. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước của Hội đồng cơ sở trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.

4. Thẩm định hồ sơ và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ; các tiêu chuẩn của cá nhân theo danh hiệu đề nghị theo quy định.

5. Gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên của Hội đồng Thành phố và tổ chức cuộc họp của Hội đồng để xét chọn.

6. Tổng hợp kết quả, thông báo danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố; đăng tải danh sách, bản khai thành tích của các cá nhân đề nghị xét tặng trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Thành phố để lấy ý kiến nhân dân, xã hội trong thời gian 15 ngày làm việc.

7. Tổng hợp ý kiến của nhân dân và xã hội, hoàn thiện hồ sơ, phối hợp với Ban Thi đua, Khen thưởng Thành phố tổ chức họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Thành phố xét khen thưởng.

8. Hoàn thiện hồ sơ quy định hiện hành đối với các danh hiệu vinh dự nhà nước, phối hợp với Ban Thi đua, Khen thưởng Thành phố báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố trình xin ý kiến Thường trực Thành ủy.

9. Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ký trình cấp có thẩm quyền.

Điều 12. Nhiệm vụ của Ban Thi đua, Khen thưởng Thành phố

1. Phối hợp với cơ quan Thường trực Hội đồng hoàn thiện hồ sơ, tham mưu họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Thành phố.

2. Tổng hợp ý kiến của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Thành phố trình Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, trình Thường trực Thành ủy.

3. Tổng hợp hồ sơ trình Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.

4. Phối hợp với Cơ quan thường trực Hội đồng thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn đến cá nhân đã gửi hồ sơ đề nghị.

Điều 13. Quy trình xét chọn của Hội đồng

Hội đồng tổ chức thẩm định hồ sơ, tiến hành xét chọn như sau:

1. Thẩm định nội dung tài liệu có trong hồ sơ, xem xét việc đáp ứng tiêu chuẩn của cá nhân đối với từng danh hiệu theo quy định tại Nghị định.

2. Tiếp nhận, xử lý kiến nghị của tổ chức, cá nhân (nếu có) và tiến hành bỏ phiếu kín đchọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước.

3. Gửi văn bản xin ý kiến Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố.

4. Xin ý kiến của Thường trực Thành ủy (theo phân cấp quản lý).

5. Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Chương V

NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Điều 14. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng

1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín.

2. Các cuộc họp của Hội đồng hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng tham dự. Trường hợp vắng mặt, thành viên Hội đồng phải được Chủ tịch Hội đồng đồng ý và gửi lại phiếu bầu. Cơ quan Thường trực có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên Hội đồng vắng mặt bằng phiếu bầu.

3. Cơ quan thường trực các Hội đồng được sử dụng con dấu của đơn vị trong việc triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Hội đồng (nếu được ủy quyền).

Điều 15. Kinh phí hoạt động

1. Kinh phí tổ chức xét tặng để thực hiện các hoạt động sau.

a) Xây dựng, triển khai kế hoạch của Hội đồng.

b) Trả thù lao cho thành viên Hội đồng.

c) Tổ chức các phiên họp Hội đồng.

d) Công bố kết quả xét chọn của Hội đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng đ ly ý kiến nhân dân, xã hội.

đ) Họp báo công bố kết quả xét chọn của Hội đồng các cấp.

e) Tổ chức Lễ trao tặng.

g) Các hoạt động khác theo quy định pháp luật và Thành phố.

2. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do Ủy ban nhân dân Thành phố cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã; các Thành viên Hội đồng có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Quy chế này.

Ban Thi đua, Khen thưởng Thành phố có trách nhiệm kiểm tra các đơn vị triển khai thực hiện Quy chế này.

Điều 17. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, Cơ quan Thường trực Hội đồng tổng hợp, phối hợp với Ban Thi đua, Khen thưởng Thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 





Quyết định 16/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 13/2014/QĐ-UBND Ban hành: 31/08/2017 | Cập nhật: 09/09/2017