Công văn 7551A/BCT-KH năm 2017 hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được
Số hiệu: 7551A/BCT-KH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Cao Quốc Hưng
Ngày ban hành: 17/08/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7551A/BCT-KH
V/v Hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được

Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2017

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Hiệp hội: Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, Doanh nghiệp Công nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, Thép Việt Nam, Dệt may Việt Nam, Công nghiệp môi trường; Da - Giầy Việt Nam.

Thực hiện Chỉ thị s13/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ vviệc tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước, căn cứ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, để hướng dẫn các đơn vị đăng ký điều chỉnh, bổ sung các sản phẩm trong nước sản xuất được vào Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được, Bộ Công Thương ban hành văn bản hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung sản phẩm vào Danh mục máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được thay thế văn bản số 5790/BCT-KH ngày 03 tháng 7 năm 2012 như sau:

1. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung Danh mục

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung Danh mục bao gồm:

- Văn bản của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị Bộ Công Thương điều chỉnh, bổ sung các sản phẩm sản xuất trong nước vào Danh mục.

- Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu đề nghị điều chỉnh, bổ sung do doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm (Mu Danh mục tại Phụ lục 1 kèm theo).

- Tài liệu thuyết minh kỹ thuật về sản phẩm.

- Giấy chứng nhận liên quan đến tiêu chuẩn, chất lượng của sản phẩm (Phô tô công chứng).

- Thống kê các hợp đồng mua bán sản phẩm (nếu có) về số lượng sản phẩm, giá trị, tên đơn vị mua sản phẩm và năm ký kết hợp đồng.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Phô tô công chứng).

2. Tiêu chí đánh giá máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được

Tiêu chí đánh giá máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được được quy định tại Phụ lục 2.

3. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan

Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan được quy định tại Phụ lục 3.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Công Thương đxem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ;
- Tổng cục Năng lượng;
- Cục Hóa chất;
- Các Vụ: Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ; Thị trường trong nước; Xuất nhập khẩu;
- Website BCT
- L
ưu: VT, KH (2b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Quốc Hưng

 

PHỤ LỤC 1

 

Mẫu Danh mục

Tên đơn vị: ………………………………………………..

Địa chỉ văn phòng: ……………………………………….

Địa chỉ nhà máy: ………………………………………….

 

 

DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, NGUYÊN LIỆU TRONG NƯỚC ĐÃ SẢN XUẤT ĐƯỢC

(Đề nghị điều chỉnh, bổ sung vào Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được của Bộ Công Thương)

TT

Tên sản phẩm
(1)

Mã số theo biểu thuế nhp khẩu
(2)

Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật
(3)

Tiêu chuẩn chất lượng
(4)

Sản lượng thực tế (sản phẩm/năm)
(5)

Tỷ lệ phần trăm chi phí sản xuất trong nước (%)
(6)

Giá bán sản phẩm
(7
)

Nhóm

Phân nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin do đơn vị cung cấp

 

 

Ngày .... tháng ... năm ....
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Chữ ký, đóng dấu)

Ghi chú:

(1). Ghi tên sản phẩm đề nghị đăng ký.

(2). Nếu sản phẩm đã có mã số HS, đề nghị ghi đầy đủ mã HS.

(3). Ghi rõ quy cách, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.

(4). Ghi rõ tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm (G7, ASME, GSP, TCVN, ISO...) đã được cấp chứng nhận. Nếu là tiêu chuẩn cơ sở ghi rõ TCCS.

(5). Sản lượng thực tế: Ghi rõ khối lượng sản phẩm đã sản xuất ra trong năm gần nhất.

(6). Tỷ lệ phần trăm chi phí sản xuất trong nước: Doanh nghiệp ghi rõ Tỷ lệ phần trăm chi phí sản xuất trong nước được tính toán theo Phương pháp tính quy định tại Tiêu chí Tỷ lệ phần trăm chi phí sản xuất trong nước.

(7). Giá bán sản phẩm: ghi Tỷ lệ phần trăm giá so với giá sản phẩm cùng loại nhập khẩu hoặc giá sản phẩm trên thị trường thế giới.

 

PHỤ LỤC 2

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, NGUYÊN LIỆU TRONG NƯỚC ĐÃ SẢN XUẤT ĐƯỢC

2.1. Tiêu chí “Tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm”

Tiêu chuẩn, chất lượng theo Tiêu chuẩn, chất lượng Việt Nam hoặc tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (như của Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản...)

Yêu cầu: Sản phẩm được các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng nhận về tiêu chuẩn, chất lượng.

Đối với trường hợp đặc biệt là tổ chức, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù sản xuất theo đơn đặt hàng chưa có tiêu chuẩn quốc gia, đề nghị tổ chức, doanh nghiệp ban hành bộ tiêu chuẩn cơ sở và phải có chứng nhận chất lượng sản phẩm được kiểm tra bởi các Trung tâm kiểm nghim hoặc bên thứ ba.

2.2. Tiêu chí “Năng lực sản xuất sản phẩm”

a. Sản lượng thực tế

Sản lượng thực tế là khối lượng sản phẩm thực tế mà doanh nghiệp đã sản xuất được trong một thời kỳ nhất định.

Yêu cầu: Khai báo Sản lượng thực tế của doanh nghiệp sản xuất trong năm gần nhất.

2.3. Tiêu chí “Tỷ lệ phần trăm chi phí sản xuất trong nước của sản phẩm”

Yêu cầu: Tỷ lệ phần trăm chi phí sản xuất trong nước của sản phẩm 25%

Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm chi phí sản xuất trong nước của sản phẩm

Xác định tỷ lệ phần trăm chi phí sản xuất trong nước theo công thức sau:

D (%) = G*/G (%)

Trong đó:

- G*: Là chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá chào của sản phẩm trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế và các chi phí nhập ngoại bao gồm cả phí, lệ phí;

- G: Là giá chào của sản phẩm trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế;

- D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của sản phẩm.

2.4. Tiêu chí “Giá bán sản phẩm”

Giá bán sản phẩm là giá bình quân gia quyền, không bao gồm thuế GTGT và các khoản chi khuyến mại, thưởng mua hàng, hoa hồng đại lý. Giá bán sản phẩm được xác định căn cứ vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp, hóa đơn bán hàng.

Yêu cầu: Giá bán sản phẩm thấp hơn giá nhập khẩu hoặc giá bán trên thị trường quốc tế của sản phẩm cùng chủng loại, cùng tính năng kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Trong một số trường hợp cụ thể xem xét đến sản phẩm có giá thành bằng giá thành nhập khẩu.

 

PHỤ LỤC 3

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

3.1. Trách nhiệm của các tchức, doanh nghiệp đề nghị bổ sung Danh mục

- Lập và nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung Danh mục gửi Bộ Công Thương theo quy định tại văn bản này;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung Danh mục;

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình thẩm định sản phẩm trong nước đã sản xuất được.

- Các doanh nghiệp sau khi được Bộ Công Thương công nhận ra quyết định ban hành sản phẩm bổ sung vào Danh mục cần chủ động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi sản phẩm (hình ảnh, tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật...) do mình sản xuất trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương và các phương tiện thông tin đại chúng để các đơn vị có nhu cầu biết, sử dụng.

3.2. Trách nhiệm của cơ quan thm định

a. Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương

- Bộ Công Thương giao Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương thực hiện thẩm định việc điều chỉnh, bổ sung Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được trên cơ sở Hsơ đầy đủ, hợp lệ của các doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh, bổ sung Danh mục.

- Hướng dẫn đơn vị đề nghị điều chỉnh, bổ sung Danh mục nếu hồ sơ chưa đủ theo yêu cầu;

- Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị có liên quan và kiểm tra thực tế nơi sản xuất sản phẩm trong quá trình thẩm định sản phẩm;

- Trình, ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung Danh mục trên cơ sở sản phẩm đã được thẩm định.

- Lưu trữ hồ sơ và giữ bí mật hồ sơ, tài liệu liên quan.

- Cập nhật Danh mục các sản phẩm được phê duyệt lên Trang điện tử của Bộ Công Thương (http//:www.moit.gov.vn).

b. Trách nhiệm của các Sở Công Thương

- Kiểm tra sơ bộ hồ sơ của doanh nghiệp.

- Hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ trước khi gửi về Bộ Công Thương.

- Gửi văn bản đề nghị Bộ Công Thương công nhận máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được của doanh nghiệp.

c. Trách nhiệm của đơn vị khác thuộc Bộ Công Thương

- Khi được yêu cầu có trách nhiệm phối hợp với Vụ Kế hoạch trong quá trình thẩm định và kiểm tra thực tế nơi sản xuất sản phẩm./.