Công văn 5484/TCHQ-TXNK năm 2017 về trị giá hải quan xe ô tô nhập khẩu
Số hiệu: 5484/TCHQ-TXNK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Hải Trang
Ngày ban hành: 18/08/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
TNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5484/TCHQ-TXNK
V/v trị giá hải quan xe ô tô nhập khẩu

Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 2017

 

Kính gửi: Công ty TNHH General Motors Việt Nam.
(Địa chỉ: Xã Tứ Hiệp, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội)

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 03-07/2017/GMV-FIN ngày 3/7/2017 của Công ty TNHH General Motors Việt Nam (Công ty) về vấn đề xác định trị giá đối với mặt hàng xe ô tô hiệu Chevrolet Corolado và Chevrolet Trax nhập khẩu. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ 4 điều kiện sau:

- Người mua không bị hạn chế về quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu;

- Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan;

- Sau khi bán lại chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại;

- Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

Theo trình bày của Công ty tại buổi họp ngày 5/6/2017 thì việc hình thành giá nhập khẩu của Công ty được tính toán dựa theo giá bán ra dự kiến tại thị trường nội địa, trừ đi các chi phí phân phối và lợi nhuận hoạt động mục tiêu tại Việt Nam để đề xuất giá mua với bên bán (resale minus basic).

Căn cứ nội dung trình bày của Công ty, đối chiếu với quy định nêu trên, Cục Thuế xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan đã giải thích nguyên tắc hình thành giá của Công ty không thỏa mãn điều kiện thứ 2 trong 4 điều kiện nêu trên nên không đáp ứng đủ điều kiện để được áp dụng trị giá giao dịch. Do vậy, việc cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo, thực hiện xác định trị giá trên cơ sở trình tự, nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, Quyết định số 2344/QĐ-TCHQ ngày 7/8/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là đúng quy định.

Công ty tiếp tục có công văn số 03-07/2017/GMV-FIN ngày 3/7/2017 trình bày lại nguyên tắc hình thành giá nhập khẩu, giải trình thêm về 4 điều kiện để được áp dụng trị giá giao dịch và đề nghị họp với Lãnh đạo Tổng cục Hải quan. Qua nghiên cứu trình bày của Công ty thì nguyên tắc hình thành giá nhập khẩu và nội dung giải trình của Công ty về nguyên tắc hình thành giá nhập khẩu không khác so với nội dung đã trao đi với Cục Thuế xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan ngày 5/6/2017 do vậy, Tổng cục Hải quan không tổ chức họp. Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì trường hợp của Công ty không thỏa mãn đủ điều kiện để được áp dụng trị giá giao dịch, đề nghị Công ty thực hiện theo đúng quy định.

Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty được biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, TXNK (Tâm-5b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Hải Trang

 

 

 

Điều 6. Phương pháp trị giá giao dịch
...
3. Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:

a.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định như: Các quy định về việc hàng hóa nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hóa nhập khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan;

a.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa;

a.3) Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hóa đó.

Ví dụ: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng bày ô tô nhập khẩu trước thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường.

b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.

Ví dụ: Người bán định giá bán hàng hóa nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng nhất định các hàng hóa khác nữa; Giá cả của hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hóa khác mà người nhập khẩu sẽ bán lại cho người xuất khẩu.

Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá hải quan phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.

c) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản phải cộng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13 Thông tư này, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại;

d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 6. Phương pháp trị giá giao dịch
...
3. Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:

a.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định như: Các quy định về việc hàng hóa nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hóa nhập khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan;

a.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa;

a.3) Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hóa đó.

Ví dụ: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng bày ô tô nhập khẩu trước thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường.

b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.

Ví dụ: Người bán định giá bán hàng hóa nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng nhất định các hàng hóa khác nữa; Giá cả của hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hóa khác mà người nhập khẩu sẽ bán lại cho người xuất khẩu.

Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá hải quan phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.

c) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản phải cộng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13 Thông tư này, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại;

d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Xem nội dung VB