Công văn 3273/TCT-TTr năm 2016 về quản lý thuế đối với ôtô nhập khẩu theo hình thức quà tặng
Số hiệu: 3273/TCT-TTr Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Cao Anh Tuấn
Ngày ban hành: 21/07/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
T
NG CỤC THU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3273/TCT-TTr
V/v quản lý thuế đối với ôtô nhập khu theo hình thức quà tặng.

Hà Nội, ngày 21 tháng 07 năm 2016

 

Kính gửi: Cục Thuế thành phố Đà Nẵng.

Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 134/VPTT-TH ngày 05/7/2016 của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia gửi kèm Công văn số 2504/CT-THNVDT ngày 13/6/2016 của Cục Thuế TP.Đà Nẵng về thông tin một số đối tượng đã lợi dụng chính sách cho phép nhập khẩu ôtô theo hình thức quà biếu, tặng để gian lận thuế, trốn thuế. Theo báo cáo của Cục Thuế, đa số các xe nhập khẩu theo hình thức biếu tặng là xe có giá trị lớn, khi xuất bán ghi giá trị trên hóa đơn rất thấp, chỉ bằng 50% - 60% giá vốn xe theo xác định của cơ quan Hải quan, không phù hợp với giá giao dịch trên thị trường. Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 143/2015/TT-BTC ngày 11/09/2015 quy định:

“Điều 3. Điều kiện xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu:

...3. Đi tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 nếu nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng thì trong 01 (một) năm, mi tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ được nhập khu 01 xe ô tô và 01 xe gắn máy do tổ chức, cá nhân nước ngoài biếu, tặng.”

- Tại Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định:

1. Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị n định thuế trong các trường hợp sau đây:

...e) Mua, bán, trao đi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;...”

- Tại Khoản 4 Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý Thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định cụ thể về căn cứ ấn định thuế:

“4. Căn cứ n định thuế

Cơ quan thuế n định thuế đối với người nộp thuế theo kê khai có vi phạm pháp luật thuế dựa vào một hoặc đng thời các căn cứ sau:

a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ:

- Người nộp thuế khai báo với cơ quan thuế về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước.

- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nộp thuế.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước khác,

b) Các thông tin về:

b.1) Người nộp thuế kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng quy mô tại địa phương. Trường hợp tại địa phương không có thông tin về mặt hàng, ngành nghề, quy mô của người nộp thuế thì lấy thông tin của người nộp thuế kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng quy mô tại địa phương khác;... ”

- Tại Điểm c Khoản 1, Khoản 7 Điều 5 Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định:

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ xăng các loại) do cơ sở kinh doanh nhập khu bán ra và hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:

...c) Trường hợp cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại thì:

Đi vi cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 ch, giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở nhập khu nhưng không được thấp hơn 105% giá vn xe nhập khu. Giá vn xe nhập khu bao gm: giá tính thuế nhập khu cộng (+) thuế nhập khu (nếu có) cộng (+) thuế TTĐB tại khâu nhập khẩu. Trường hợp giá bán của cơ sở nhập khu ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khu thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế n định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

...7. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.”

- Tại Điều 4 Thông tư số 71/2010/TT-BTC ngày 07/05/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán xe ôtô, xe hai bánh gắn máy trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường:

“Điều 4. Xác định giá giao dịch thông thường trên thị trường làm căn cứ n định giá, ấn định thuế phải nộp

1. Nguyên tắc xác định giá giao dịch thông thường trên thị trường

Giá giao dịch thông thường trên thị trường được xác định căn cứ cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ: giá bán do cơ sở kinh doanh kê khai với cơ quan thuế; thông tin về giá từ các cơ quan quản lý nhà nước khác (cơ quan hải quan, Trung tâm thẩm định giá thuộc Sở Tài chính tỉnh, thành phố, Sở Công thương); Hiệp hội ôtô Việt Nam (VAMA); giá mua, giá bán xe ôtô, xe hai bánh gn máy cùng chủng loại của cơ sở kinh doanh tại cùng địa phương hoặc ở địa phương khác; thông tin thu thập từ người tiêu dùng; giá xe ôtô, xe hai bánh gắn máy trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, bn tin thị trường, website.

2. Giá giao dịch thông thường trên thị trường làm căn cứ ấn định giá, ấn định thuế phải nộp

Giá giao dịch thông thường trên thị trường được xác định trên cơ sở Bảng giá ti thiu xe ôtô, xe hai bánh gắn máy tính thu lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành Bảng giá tối thiểu xe ôtô, xe hai bánh gn máy tính thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật đ làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với mặt hàng xe ôtô, xe hai bánh gn máy và áp dụng để ấn định giá bán ra, ấn định s thuế phải nộp đối với các cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy thuộc đi tượng nêu tại Điều 1 Thông tư này.”

- Tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng quy định:

“3. Đi với sản phm, hàng hóa, dịch vụ (k cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.”

- Tại Khoản 15 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 7. Thu nhập khác

Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:

...15. Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bng tin, bng hiện vật từ các nguồn tài trợ; thu nhập nhận được từ các khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác. Các khoản thu nhập nhận được bằng hiện vật thì giá trị của hiện vật được xác định bằng giá trị của hàng hóa, dịch vụ tương đương tại thời điểm nhận.”

- Tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 19. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:

...2. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 16

...d) Đối với thừa kế, quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước: giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyn sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.

Trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu và cá nhân nhận thừa kế, quà tặng phải nộp các khoản thuế liên quan đến việc nhập khẩu tài sản thì giá trị tài sản đ làm căn cứ tính thuế TNCN đối với thừa kế quà tặng là giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyn sở hữu, quyn sử dụng tài sản trừ (-) các khoản thuế ở khâu nhập khu mà cá nhân tự nộp theo quy định.”

Từ những căn cứ nêu trên, để kịp thời phòng chống các hành vi gian lận, trốn thuế nêu trên, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế TP. Đà Nẵng:

1. Thực hiện công tác quản lý thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu tiêu thụ nội địa, thuế TNDN, thuế GTGT đối với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn nhập xe ô tô theo hình thức quà biếu quà tặng theo đúng quy định và hướng dẫn như sau:

Từ ngày 26/10/2015 theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 143/2015/TT-BTC ngày 11/9/2015 của Bộ Tài chính, nếu nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng thì trong 01 (một) năm, mỗi tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ được nhập khẩu 01 xe ô tô và 01 xe gắn máy do tổ chức, cá nhân nước ngoài biếu, tặng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh ô tô hoặc cá nhân được phép nhập khẩu xe ô tô theo hình thức quà biếu, quà tặng theo quy định của pháp luật thì khi nhận xe, cơ sở kinh doanh hạch toán vào thu nhập khác để tính thuế TNDN, cá nhân thực hiện kê khai thuế TNCN đối với phần giá trị xe ô tô nhập khẩu bằng giá vốn xe nhập khẩu theo xác định của cơ quan hải quan.

Trường hợp cơ sở kinh doanh bán xe ô tô theo hình thức quà biếu, quà tặng nêu trên theo giá bán thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ sở kinh doanh bị ấn định thuế GTGT, TTĐB và TNDN theo quy định tại Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Cục Thuế thực hiện rà soát lập danh sách các cơ sở kinh doanh trên địa bàn nhập xe ô tô theo hình thức quà biếu quà tặng; số lượng xe đã thực hiện xuất bán cho bên thứ 2; danh sách các đối tượng mua lại xe của bên nhập. Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập, Cục Thuế cần thực hiện ngay một số biện pháp quản lý thuế:

- Đối với cơ sở kinh doanh đã chuyển nhượng xe ô tô có nguồn gốc là quà biếu, quà tặng còn hoạt động kinh doanh yêu cầu Cục Thuế thực hiện kiểm tra ngay đ xác định nghĩa vụ thuế.

- Đi với trường hợp cơ sở kinh doanh đã chuyển nhượng xe ô tô có ngun gc là quà biếu, quà tặng nhưng thông báo giải thể không thực hiện quyết toán thuế, hoặc bỏ trn khỏi địa chỉ kinh doanh, yêu cầu Cục Thuế phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế có liên quan và các cơ quan chức năng để thực hiện xử lý theo đúng quy định. Đng thời cập nhật kịp thời vào cơ sở dữ liệu Chương trình Quản lý n chỉ và Trang thông tin điện tử của ngành Thuế để thực hiện công khai danh sách doanh nghiệp kinh doanh không nộp thuế, trốn thuế cùng toàn bộ danh sách những chứng từ, hóa đơn đã phát hành của doanh nghiệp này nhưng chưa hoặc không nộp thuế.

- Thực hiện tốt công tác phối hp, trao đổi, cung cấp thông tin với cơ quan Công an, Hải quan, cơ quan chức năng có liên quan để kịp thời ngăn chặn, đu tranh phòng chng các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, tội phạm về thuế.

Tng cục Thuế trả lời để Cục Thuế TP. Đà Nẵng được biết và triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389
Quốc gia (để b/c);
- Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);
- Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW (để
thực hiện);
- Lưu: VT; TTr(3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

 

Điều 3. Điều kiện xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu
...

3. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 nếu nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng thì trong 01 (một) năm, mỗi tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ được nhập khẩu 01 xe ô tô và 01 xe gắn máy do tổ chức, cá nhân nước ngoài biếu, tặng.

Xem nội dung VB
Điều 37. Ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế

1. Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:

a) Không đăng ký thuế;

b) Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;

c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;

d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;

đ) Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;

e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;

g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.

Xem nội dung VB
Điều 25. Ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế
...

4. Căn cứ ấn định thuế

Cơ quan thuế ấn định thuế đối với người nộp thuế theo kê khai có vi phạm pháp luật thuế dựa vào một hoặc đồng thời các căn cứ sau:

a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ:

- Người nộp thuế khai báo với cơ quan thuế về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước.

- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nộp thuế.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước khác.

b) Các thông tin về:

b.1) Người nộp thuế kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng qui mô tại địa phương. Trường hợp tại địa phương không có thông tin về mặt hàng, ngành nghề, qui mô của người nộp thuế thì lấy thông tin của người nộp thuế kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng quy mô tại địa phương khác;

b.2) Số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương. Trường hợp tại địa phương không có thông tin về một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng của người nộp thuế thì lấy số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương khác.

c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

Xem nội dung VB
Điều 5. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng, được xác định cụ thể như sau:

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ xăng các loại) do cơ sở kinh doanh nhập khẩu bán ra và hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:
...

c) Trường hợp cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại thì:

Đối với cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở nhập khẩu nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Giá vốn xe nhập khẩu bao gồm: giá tính thuế nhập khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu (nếu có) cộng (+) thuế TTĐB tại khâu nhập khẩu. Trường hợp giá bán của cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Ví dụ 3: Một xe ô tô nhập khẩu có giá CIF: 20.000 USD; thuế suất thuế nhập khẩu của mẫu xe này là 70%; thuế suất thuế TTĐB là 45%; giả sử tỷ giá để tính thuế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu là 22.500 VND/USD. Giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.164.712.500 đồng. Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô tô như sau:

(Bảng biểu xem tại văn bản)

Ví dụ 4: Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.100.000.000 đồng. Trong trường hợp này giá bán làm căn cứ tính thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu chưa có thuế GTGT thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Do vậy, cơ quan thuế sẽ thực hiện ấn định giá bán của cơ sở nhập khẩu theo quy định của luật quản lý thuế.

Ví dụ 5: Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của cơ sở nhập khẩu là 1.186.897.500 đồng (cao hơn 105% giá vốn của xe nhập khẩu). Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô tô như sau:

(Bảng biểu xem tại văn bản)

Đối với cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán trong tháng của cùng loại sản phẩm do cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra. Giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe ô tô chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
...

7. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Xem nội dung VB
Điều 4. Xác định giá giao dịch thông thường trên thị trường làm căn cứ ấn định giá, ấn định thuế phải nộp

1. Nguyên tắc xác định giá giao dịch thông thường trên thị trường

Giá giao dịch thông thường trên thị trường được xác định căn cứ cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ: giá bán do cơ sở kinh doanh kê khai với cơ quan thuế; thông tin về giá từ các cơ quan quản lý nhà nước khác (cơ quan hải quan, Trung tâm thẩm định giá thuộc Sở Tài chính tỉnh, thành phố, Sở Công thương); Hiệp hội ôtô Việt Nam (VAMA); giá mua, giá bán xe ôtô, xe hai bánh gắn máy cùng chủng loại của cơ sở kinh doanh tại cùng địa phương hoặc ở địa phương khác; thông tin thu thập từ người tiêu dùng; giá xe ôtô, xe hai bánh gắn máy trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, bản tin thị trường, website.

2. Giá giao dịch thông thường trên thị trường làm căn cứ ấn định giá, ấn định thuế phải nộp

Giá giao dịch thông thường trên thị trường được xác định trên cơ sở Bảng giá tối thiểu xe ôtô, xe hai bánh gắn máy tính thu lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành Bảng giá tối thiểu xe ôtô, xe hai bánh gắn máy tính thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật để làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với mặt hàng xe ôtô, xe hai bánh gắn máy và áp dụng để ấn định giá bán ra, ấn định số thuế phải nộp đối với các cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy thuộc đối tượng nêu tại Điều 1 Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 7. Giá tính thuế
...

3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Ví dụ 22: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt để trao đổi với cơ sở B lấy sắt thép, giá bán (chưa có thuế) là 400.000 đồng/chiếc. Giá tính thuế GTGT là 50 x 400.000 đồng = 20.000.000 đồng.

Riêng biếu, tặng giấy mời (trên giấy mời ghi rõ không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì giá tính thuế được xác định bằng không (0). Cơ sở tổ chức biểu diễn nghệ thuật tự xác định và tự chịu trách nhiệm về số lượng giấy mời, danh sách tổ chức, cá nhân mà cơ sở mang biếu, tặng giấy mời trước khi diễn ra chương trình biểu diễn, thi đấu thể thao. Trường hợp cơ sở có hành vi gian lận vẫn thu tiền đối với giấy mời thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Ví dụ 23: Công ty cổ phần X được cơ quan có thẩm quyền cấp phép tổ chức cuộc thi “Người đẹp Việt Nam năm 20xx”, ngoài số vé in để bán thu tiền cho khán giả, Công ty có in một số giấy mời để biếu, tặng không thu tiền để mời một số đại biểu đến tham dự và cổ vũ cho cuộc thi, số giấy mời này có danh sách tổ chức, cá nhân nhận. Khi khai thuế giá trị gia tăng, giá tính thuế đối với số giấy mời biếu, tặng được xác định bằng không (0). Trường hợp cơ quan thuế phát hiện Công ty cổ phần X vẫn thu tiền khi biếu, tặng giấy mời thì Công ty cổ phần X bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Xem nội dung VB
Điều 7. Nghĩa vụ của người nộp thuế

1. Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

3. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

6. Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

8. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

*Điều này được bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế:
...
4. Bổ sung khoản 10 vào Điều 7 như sau:

“10. Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”*

*Điều này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 5 Luật về thuế sửa đổi 2014
Điều 5

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13.
...
3. Bổ sung khoản 11 vào Điều 7 như sau:

“11. Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định cụ thể việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.”.*

Xem nội dung VB
Điều 19. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
...

2. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 16

“d) Đối với thừa kế, quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước: giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.

Trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu và cá nhân nhận thừa kế, quà tặng phải nộp các khoản thuế liên quan đến việc nhập khẩu tài sản thì giá trị tài sản để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế quà tặng là giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trừ (-) các khoản thuế ở khâu nhập khẩu mà cá nhân tự nộp theo quy định.”

Xem nội dung VB
Điều 16. Căn cứ tính thuế từ thừa kế, quà tặng

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là thu nhập tính thuế và thuế suất.

1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối với từng trường hợp, cụ thể như sau:

a) Đối với thừa kế, quà tặng là chứng khoán: giá trị tài sản nhận thừa kế là giá trị chứng khoán tại thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu, cụ thể như sau:

a.1) Đối với chứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá tham chiếu trên Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán.

a.2) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp trên: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty phát hành loại chứng khoán đó tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán.

*Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 19 Thông tư 92/2015/TT-BTC
Điều 19. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 16

“a) Đối với thừa kế, quà tặng là chứng khoán: giá trị tài sản nhận thừa kế là giá trị chứng khoán tại thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu. Thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là chứng khoán là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng tính trên toàn bộ các mã chứng khoán nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào. Cụ thể như sau:

a.1) Đối với chứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá tham chiếu trên Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán.

a.2) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp trên: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty phát hành loại chứng khoán đó tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán.”*

b) Đối với thừa kế, quà tặng là vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: thu nhập để tính thuế là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp.

c) Đối với tài sản thừa kế, quà tặng là bất động sản: giá trị bất động sản được xác định như sau:

c.1) Đối với bất động sản là giá trị quyền sử dụng đất thì phần giá trị quyền sử dụng đất được xác định căn cứ vào Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng bất động sản.

c.2) Đối với bất động sản là nhà và công trình kiến trúc trên đất thì giá trị bất động sản được xác định căn cứ vào quy định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phân loại giá trị nhà; quy định tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành; giá trị còn lại của nhà, công trình kiến trúc tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu.

Trường hợp không xác định được theo quy định trên thì căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

d) Đối với thừa kế, quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước: giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.

*Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 19 Thông tư 92/2015/TT-BTC
Điều 19. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
...
2. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 16

“d) Đối với thừa kế, quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước: giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.

Trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu và cá nhân nhận thừa kế, quà tặng phải nộp các khoản thuế liên quan đến việc nhập khẩu tài sản thì giá trị tài sản để làm căn cứ tính thuế TNCN đối với thừa kế quà tặng là giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trừ (-) các khoản thuế ở khâu nhập khẩu mà cá nhân tự nộp theo quy định.”*

2. Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.

3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.

4. Cách tính số thuế phải nộp

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

Xem nội dung VB
Điều 3. Điều kiện xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu
...

3. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 nếu nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng thì trong 01 (một) năm, mỗi tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ được nhập khẩu 01 xe ô tô và 01 xe gắn máy do tổ chức, cá nhân nước ngoài biếu, tặng.

Xem nội dung VB
Điều 37. Ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế

1. Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:

a) Không đăng ký thuế;

b) Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;

c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;

d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;

đ) Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;

e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;

g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.

2. Các căn cứ ấn định thuế bao gồm:

a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;

b) So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô;

c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

3. Việc ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này.

Xem nội dung VB