Công văn 1621/HTQTCT-HT năm 2017 về hướng dẫn nghiệp vụ của hộ tịch
Số hiệu: 1621/HTQTCT-HT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Người ký: Nguyễn Công Khanh
Ngày ban hành: 01/12/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Hành chính tư pháp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TƯ PHÁP
CỤC HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH
CHỨNG THỰC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1621/HTQTCT-HT
V/v hướng dẫn nghiệp vụ của hộ tịch

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2016

 

Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai

Trả lời Công văn số 1039/STP-HCTP ngày 18/11/2016 của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai đề nghị cho ý kiến về thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có ý kiến như sau:

Điều 14 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch được hiu: trường hợp hết hạn niêm yết về việc trẻ bị bỏ rơi thì cá nhân, tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ; thẩm quyền đăng ký khai sinh thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi phát hiện ra trẻ bị bỏ rơi.

Đối với trường hợp trẻ bị bỏ rơi, hiện đang được cá nhân, tổ chức nuôi dưỡng mà không có điều kiện đến Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi để đăng ký khai sinh, thì có thể đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của cá nhân/nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân.

Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực trả lời để Sở Tư pháp biết, hướng dẫn địa phương thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- PCT Trần Thị Lệ Hoa (để biết);
- Lưu: VT, (L
ý).

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Công Khanh

 

Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.

Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.